Kết thúc phiên giao dịch 26/8, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
Doji Hà Nội: 56,15 triệu đồng/lượng - 57,60 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 56,25 triệu đồng/lượng - 57,85 triệu đồng/lượng
SJC Hà Nội: 56,30 triệu đồng/lượng - 57,02 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 56,30 triệu đồng/lượng - 57,03 triệu đồng/lượng.
Đêm ngày 26/8 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.788 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.788 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 26/8 thấp hơn khoảng 5,6% (107 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 50,7 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,5 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 26/8.
Giá vàng trên thị trường quốc tế xuống thấp dưới ngưỡng 1.800 USD/ounce khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu cứng rắn đối với chính sách tiền tệ.
Trong cuộc họp quan trọng đang diễn ra tại Jackson Hole, Wyoming, những bình luận đầu tiên của các quan chức Fed cho thấy họ ủng hộ chính sách tiền tệ cứng rắn, thay vì siêu nới lỏng như hiện tại.
hủ tịch Fed Kansas Esther George chia sẻ trên CNBC cho rằng, dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh hơn gần đây là nguyên nhân khiến ngân hàng trung ương Mỹ bắt đầu thảo luận về việc thắt chặt chính sách tiền tệ, bất chấp những lo ngại ngày càng tăng về bùng phát trở lại của coronavirus và tác động tiềm tàng đối với các nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
George cho biết virus này vẫn là mối lo ngại đối với tăng trưởng kinh tế nhưng ngụ ý rằng các báo cáo kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn gần đây đảm bảo Fed đưa ra kế hoạch xoay quanh các chính sách dễ kiếm tiền hiện tại "sớm hơn là muộn."
Trong khi đó, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cũng cho rằng chính sách tiền tệ của Mỹ quá nới lỏng và cần phải được "điều chỉnh". Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến sẽ phát biểu trong phiên cuối tuần.
Nhiều nhà giao dịch và nhà đầu tư đã tin rằng Fed sẽ duy trì các chính sách tiền tệ nới lỏng trong một thời gian dài hơn do biến thể Covid Delta đang lan rộng. Powell có thể vẫn cảm thấy như vậy, nhưng các quan chức Fed George và Bullard đang nghiêng về phe diều hâu.
Báo cáo vừa được công bố cho thấy, GDP quý II của Mỹ tăng trưởng 6,6% so với ước tính 6,5%. Ông Bullard cho biết chỉ số PCE và lạm phát giá cả nói chung là "cao hơn mong đợi." Chỉ số PCE chỉ là một chỉ số nữa cho thấy lạm phát đang quá nóng.
Chuyên gia phân tích thị trường Naeem Aslam khẳng định, việc giá vàng tăng thời gian gần đây có nguyên nhân trực tiếp từ hoạt động kinh tế suy giảm. Nhiều nhà đầu tư vì vậy tin rằng, mục tiêu siết chặt chính sách tiền tệ theo lộ trình của Fed có thể sẽ bị trì hoãn để thêm yếu tố hỗ trợ cho kinh tế Mỹ. Chính phủ Mỹ mới đây công bố số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng giảm 0,1% trong tháng 7 và như vậy có tháng giảm thứ 2 trong 15 tháng.
Hiện tại, nhiều chuyên gia về hàng hóa nói rằng, giá vàng có thể dao động trong ngưỡng từ 1.793-1.812 USD/ounce, tuy nhiên chỉ trong ngắn hạn. Nhà đầu tư sẽ nhìn thấy nhiều cơ hội với cổ phiếu hơn các loại tài sản an toàn kiểu như vàng hay trái phiếu.
Chuyên gia phân tích cao cấp tại Swissquote, Ipek Ozkardeskaya, nhận xét, việc nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu đang ngăn giá vàng tăng và duy trì trên ngưỡng 1.800 USD. Cổ phiếu đang quá hấp dẫn và mang lại tỷ suất sinh lời cao khiến nhà đầu tư không thể "ngồi yên". Đà tăng của giá vàng sẽ còn bị hạn chế khi thị trường chứng khoán vẫn lập những kỷ lục.
Những phiên giao dịch gần đây, giá vàng thường cao hơn một cách khiêm tốn do một số nhu cầu trú ẩn an toàn và "phe Bull" lợi dụng việc giảm giá trước đó để thực hiện một số cuộc săn lùng để ăn chênh lệch. Chính biến tại Afghanistan cũng đã tác động một chút đến tâm lý không ổn định của thị trường, khi thị trường chứng khoán suy yếu nhẹ và lần lượt đẩy giá vàng tăng nhẹ.
Trước Hội nghị Jackson Hole, Chủ tịch Fed ở Kansas, Esther George nói trên CNBC rằng, dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh hơn gần đây là nguyên nhân khiến Fed bắt đầu thảo luận về việc thắt chặt chính sách tiền tệ của mình, bất chấp những lo ngại ngày càng tăng về sự "hồi sinh" của virus corona và tác động tiềm tàng của nó đối với các nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. Theo George, virus này vẫn là mối lo ngại đối với tăng trưởng kinh tế nhưng ngụ ý rằng, các báo cáo kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn gần đây đảm bảo việc Fed đưa ra kế hoạch chỉ là "sớm hơn là muộn."
Trong khi đó, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard thường xuyên lặp lại đánh giá chính sách tiền tệ của Mỹ quá lỏng lẻo và cần phải được "điều chỉnh". Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan cũng tán thành và cho biết thông báo về việc giảm mua trái phiếu tại cuộc họp FOMC vào tháng 9 sẽ được cân nhắc thận trọng.
Minh Phương
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam