Gom vào 1,6 triệu cổ phiếu, một cá nhân ngồi ghế cổ đông lớn DNP Holdings

12/07/2023 - 20:31
(Bankviet.com) Cá nhân này mua vào cổ phiếu DNP trong bối cảnh hàng loạt các cổ đông lớn của đông ty liên tiếp thoái mạnh vốn...

Ngày 05/07, bà Đồng Diễm Nga My đã mua vào 1,6 triệu cổ phiếu của Công ty CP DNP Holdings (HNX: DNP). Sau giao dịch, số cổ phần DNP cá nhân này nắm giữ được nâng lên mức 6,9 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,79%. Theo đó, bà My trở thành cổ đông lớn tại đây.

Gom vào 1,6 triệu cổ phiếu, một cá nhân ngồi ghế cổ đông lớn DNP Holdings
Ảnh minh họa

Trong phiên này, giao dịch của DNP chủ yếu là giao dịch thỏa thuận với khối lượng hơn 1,61 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch 38 tỷ đồng. Khả năng cao, giao dịch mua vào của bà My là qua thỏa thuận. Giá giao dịch ước tính là 23.600 đồng/cp.

Trước đó, nhiều cổ đông lớn của DNP liên tục bán ra cổ phiếu. Cụ thể, Công ty CP Capella Group không còn là cổ đông lớn tại đây sau khi bán hơn 4,75 triệu cổ phiếu trong hai ngày 28 - 29/06/2023.

Trước giao dịch, Capella Group sở hữu hơn 9,7 triệu cổ phiếu DNP, chiếm tỷ lệ 8,162% vốn. Sau khi bán, tổ chức này giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 4,162%, tương đương hơn 4,9 triệu cổ phiếu và rời ghế cổ đông lớn tại DNP.

Ngoài Capella Group, một cá nhân và một tổ chức khác cũng rời ghế cổ đông lớn. Cụ thể, ông Hoàng Văn Toàn bán ra gần 2,18 triệu cổ phiếu DNP, giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,04% xuống còn 4,21% (5 triệu cổ phiếu), và không còn là cổ đông lớn của DNP trong ngày 08/06/2023.

Trước đó, ngày 26/05/2023, Công ty CP Chứng khoán Quốc Gia cũng bán ra hơn 5 triệu cổ phiếu DNP, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,33% xuống còn 1,11% (1,3 triệu cổ phiếu).

Về kết quả kinh doanh quý I, doanh thu thuần của DNP ghi nhận tăng trưởng nhẹ 9% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 1.482,1 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm. Giá vốn hàng bán của DNP cũng tăng nhẹ lên mức 1.162,2 tỷ đồng. Khấu trừ đi giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp của DNP tăng nhẹ lên mức 319,8 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính của DNP ghi nhận tăng 114,3% so với cùng kỳ, lên mức 55,5 tỷ đồng chủ yếu nhờ lãi thu từ tiền gửi, tiền cho vay và hoạt động đầu tư. Chi phí tài chính của DNP cũng ghi nhận tăng đến 28,8 tỷ đồng, lên mức 177,7 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay tăng đến 168,3 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm.

Chi phí bán hàng của DNP được cắt giảm nhẹ xuống mức 98,1 tỷ đồng mặc dù doanh thu trong kỳ có sự tăng trưởng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng 16,8 tỷ đồng, lên mức 94,8 tỷ đồng.

Gom vào 1,6 triệu cổ phiếu, một cá nhân ngồi ghế cổ đông lớn DNP Holdings

Kết quả, với một cơ cấu chi phí tương đối lớn và tăng mạnh hơn nhiều so với lợi nhuận gộp thì DNP thu về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt mức 7,2 tỷ đồng và 1,6 tỷ đồng, tương ứng sụt giảm 31,5% và 68% so với cùng kỳ năm trước.

Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý I sụt giảm so với cùng kỳ là do thị trường chung gặp nhiều khó khăn như lãi suất tăng và giá nguyên vật liệu tăng.

Như vậy, kết thúc quý I, DNP mới chỉ hoàn thành 17,5% kế hoạch đề ra về doanh thu và 5,8% kế hoạch đề ra về lợi nhuận trước thuế cho năm 2023. Có thể thấy để hoàn thành được kế hoạch đề ra, DNP sẽ cần bứt phá rất nhiều trong các quý tiếp theo.

Nhận định chứng khoán ngày 12/7/2023: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 12/7/2023. Tạp ...

Thị phần môi giới HNX 6 tháng đầu năm 2023: Top đầu vẫn là những gương mặt quen thuộc

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố top 10 công ty chứng khoán (CTCK) có thị phần môi giới cổ phiếu lớn ...

Doanh nghiệp lên sàn chứng khoán: Thiếu vắng cả "chất" và "lượng"

Những hoạt động niêm yết trong 2 năm gần đây không chỉ thiếu vắng về "lượng", mà ngay cả "chất" cũng không đủ. Chẳng hạn ...

Anh Khôi (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán