Thách thức với ngành ngân hàng vẫn còn phía trước |
Lãi suất huy động tiền gửi được niêm yết trên website của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) đã lên đến 10,5%/năm đối với kỳ hạn 13 tháng, lãnh lãi cuối kỳ.
Đối với các kỳ hạn 6-11 tháng, ngân hàng hiện áp dụng lãi suất huy động dao động từ 9,6-9,8%/năm. Còn với các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, lãi suất ở mức kịch trần 6%/năm.
Hàng loạt ngân hàng nâng lãi suất huy động lên 10%/năm |
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã có lần thứ 3 trong tháng 11 (28/11) thông báo điều chỉnh lãi suất. Với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm thông thường, tại các kỳ hạn dài 15-36 tháng, ngân hàng áp dụng lãi suất ở mức 9,6%/năm. Với các kỳ hạn 6-11 tháng, lãi suất dao động ở mức 7,8-8,3%/năm, còn tại các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, lãi suất hiện đang ở mức kịch trần 6%/năm.
Tại kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao nhất là 9,95%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất ngân hàng hiện đang áp dụng.
Tại kênh tiền gửi online, SCB cũng áp dụng mức lãi suất 9,95%/năm tại các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, Đối với các kỳ hạn 6-11 tháng, ngân hàng áp dụng mức lãi suất 9,9%/năm. Với các kỳ hạn dưới 6 tháng, ngân hàng cũng áp dụng mức lãi suất cao nhất 6%/năm khi khách hàng gửi tiền qua kênh online.
Ngoài ra, với sản phẩm “Tiết kiệm Phát Lộc Tài”, tại các kỳ hạn 6-36 tháng, SCB áp dụng mức lãi suất từ 9,7-9,95%/năm, trong đó mức lãi suất cao nhất 9,95%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 12-36 tháng.
Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) cũng là ngân hàng tiếp theo áp dụng mức lãi suất 10%/năm với chương trình “Rinh lãi đỉnh trong ngày vàng gửi tiết kiệm”.
Theo đó, từ ngày 18/11-29/11, khách hàng gửi tiết kiệm tại OceanBank sẽ nhận mức lãi suất 10%/năm áp dụng với các khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng và lãi suất 9%/năm áp dụng với các khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng.
Trước đó, đã có một số ngân hàng xuất hiện mức lãi suất lên đến 10% như Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Tại GPBank, với kỳ hạn 13 tháng với khách hàng gửi từ 100 triệu đồng trở lên mức lãi suất được áp dụng là 9,95%/năm. Đối với khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn dài và số tiền gửi lớn, ngân hàng tri ân khách hàng với mức lãi suất được áp dụng là 10%/năm.
Đối với VPBank, mức lãi suất 10%/năm được ngân hàng áp dụng tại sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn Prime Savings, áp dụng từ 22/11.
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng đưa lãi suất huy động online cho khách hàng chưa có sổ tiết kiệm, tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại MSB lên mức 9,9%/năm với kỳ hạn 15 và 24 tháng. Nếu gửi kỳ hạn 12 tháng lãi suất cao nhất là 9,8%/năm, kỳ hạn 6 tháng lãi suất cao nhất là 9,7%/năm.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng vừa tăng lãi suất huy động vào hôm 28/11, đưa lãi suất huy động cao nhất lên 9,3%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng, với số tiền từ 3 tỉ đồng trở lên. Với các kỳ hạn từ 6 - 11 tháng, lãi suất huy động cũng đồng loạt lên mức 9%/năm.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác hiện đang áp dụng mức lãi suất trên 9%/năm như: Sacombank, Viet A Bank, KienlongBank,…
Với nhóm quốc doanh (Big4), lãi suất cao nhất hiện nay thuộc về VietinBank là 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi trực tuyến tại kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng. Trong khi, lãi suất cao nhất tại Vietcombank là 7,4%/năm, tại BIDV và Agribank là 7,9%/năm.
Với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất của nhóm Big 4 khá giống nhau, đều cao nhất là 7,4%/năm. Như vậy, chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng tư nhân lớn và nhóm quốc doanh hiện vào khoảng 1 - 2%, tùy từng kỳ hạn và hình thức gửi.
Theo cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, sau khi giảm 2 tháng liên tiếp, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đã tăng trở lại, thêm hơn 106.000 tỷ đồng trong tháng 9.
Cụ thể, tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế tăng mạnh thêm gần 105.000 tỷ đồng so với cuối tháng 8, đạt 5,78 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư chỉ tăng thêm 1.436 tỷ đồng, đạt 5,63 triệu tỷ đồng.
Tính đến hết quý III/2022, tiền gửi của toàn hệ thống tăng hơn 475.000 tỷ đồng, tương đương tăng 4,33%. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng này là rất thấp so với tăng trưởng tín dụng khoảng 11% sau 9 tháng, gây sức ép lên thanh khoản của nhiều ngân hàng.
VietinBank (CTG) muốn huy động 9.000 tỷ đồng từ trái phiếu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank – Mã: CTG) vừa thông qua việc sửa đổi phương án phát hành, phương án sử dụng ... |
Ngân hàng nỗ lực hút vốn nước ngoài Việc hút thêm vốn nước ngoài sẽ giúp các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh trên thị trường. |
Tỷ giá ngoại tệ tại ngân hàng BIDV giảm diện rộng Khảo sát sáng ngày hôm nay (29/11), tỷ giá ngoại tệ tại ngân hàng BIDV chủ yếu giảm với các đồng tiền đang được giao ... |
Hoàng Hà (t/h)