Hồi chuông cảnh báo về "bão kinh tế" ngành công nghiệp ô tô

30/12/2020 - 01:18
(Bankviet.com) Nhiều hãng xe lớn trong ngành công nghiệp ô tô đã cảnh báo về cơn bão kinh tế đang đến gần khiến các đơn vị báo cáo sự suy yếu lan rộng.
AI thay đổi ngành công nghiệp ô tô từ đại lý đến đường đua thế nào? Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Theo tờ Drive ngày 3/10, lần thứ hai trong năm nay, Tập đoàn Volkswagen - công ty mẹ của Volkswagen, Audi, Skoda, Cupra và Porsche cùng các thương hiệu khác, đã cắt giảm dự báo lợi nhuận, sau khi có những đồn đoán cho rằng, tập đoàn ô tô khổng lồ này có thể buộc phải đóng cửa sáu nhà máy tại Đức do chi phí quá cao.

Theo một cuộc điều tra của Reuters, các nhà máy sản xuất ô tô tại châu Âu đang hoạt động với công suất thấp hơn, giảm xuống còn 54% trong năm 2023 từ mức 65% (đối với các quốc gia có chi phí cao như Đức), trong khi các nhà máy ở Trung và Đông Âu giảm từ 83% xuống 79%.

Sản lượng của nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, Toyota, đã giảm 11% trong tháng 8/2024, đánh dấu tháng thứ bảy liên tiếp sụt giảm từ hãng xe Nhật Bản này.

Hồi chuông cảnh báo về
Ngành công nghiệp ô tô thế giới gióng hồi chuông cảnh báo. Ảnh: Reuters

Toyota cũng đã nhiều lần buộc phải ngừng sản xuất trong năm nay, sau các vấn đề về chứng nhận với chính phủ Nhật Bản, cũng như trận bão lớn vào tháng 8 - đã ảnh hưởng đến cả Honda, MazdaNissan.

Một tháng trước đó, Nissan tiết lộ lợi nhuận hoạt động của họ đã sụt giảm 99% - khiến công ty này còn tồn tại với số tiền dự trữ chỉ 995 triệu Yên Nhật (tương đương 6,8 triệu USD), theo báo cáo của Yahoo Finance.

Cùng thời điểm đó, Stellantis, tập đoàn sở hữu 15 thương hiệu ô tô, bao gồm Alfa Romeo, Citroen, Fiat, Jeep, Maserati, Peugeot và Ram - thông báo lợi nhuận ròng trong nửa đầu năm đã giảm gần một nửa, xuống còn 5,6 tỷ Euro sau khi doanh số bán hàng giảm 14%, theo tờ The Guardian.

Vào tháng 9/2024, nhà kinh tế học và cựu Thủ tướng Ý Mario Draghi đã công bố một báo cáo, cho biết Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với tăng trưởng kinh tế chậm trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng từ Mỹ và Trung Quốc.

Báo cáo cũng cho rằng "sự cạnh tranh được chính phủ Trung Quốc tài trợ tạo ra một mối đe dọa đối với ngành công nghiệp ô tô của EU", lĩnh vực đang sử dụng 14 triệu lao động châu Âu.

Nhu cầu về xe điện đang giảm ở nhiều thị trường lớn, bao gồm cả Liên minh châu Âu, nơi các quan chức kêu gọi "các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp" sau khi doanh số bán xe điện giảm 45% trong tháng 8.

Theo Reuters, tại Trung Quốc, doanh số xe điện và xe hybrid plug-in vẫn tăng nhẹ, bất chấp thị trường xe chở khách nói chung giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 8, sau khi giảm 3,1% trong tháng 7.

Đến tháng 9, doanh số bán xe mới tại Trung Quốc đã giảm 5,5% - đánh dấu tháng thứ sáu liên tiếp sụt giảm - cùng với sản lượng cũng giảm 3,2%, theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.

Nhiều nhà sản xuất ô tô đã chuẩn bị cho một “cơn bão” kinh tế. Cụ thể, Giám đốc điều hành hãng xe Cupra, Wayne Griffiths, đã chia sẻ: "Tình hình kinh tế sẽ trở nên khó khăn hơn vào năm tới (2024), với lạm phát và lãi suất ở mức hiện tại và nguy cơ suy thoái tại các thị trường lớn ở châu Âu".

Cùng thời gian, Ford đã đảm bảo cho mình một khoản vay trị giá 9,2 tỷ USD từ chính phủ Mỹ, chỉ vài tháng sau khi Giám đốc tài chính John Lawler cảnh báo về khả năng "suy thoái nhẹ ở Mỹ và suy thoái vừa phải ở châu Âu".

Dù khoản vay này được cấp để xây dựng các nhà máy sản xuất xe điện và pin mới - không phải là một gói cứu trợ từ nguồn ngân sách công - nhiều nhà bình luận tài chính đã suy đoán rằng, Ford có thể đang tận dụng các khoản vay từ chính phủ để giữ lại nguồn vốn tự có nhằm chống chọi với những khó khăn kinh tế sắp tới.

Trần Đình

Theo: Báo Công Thương