Khái niệm giao dịch ký quỹ trong chứng khoán
Ký quỹ trong chứng khoán phái sinh là một khoản tiền hoặc chứng khoán mà nhà đầu tư gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) để đảm bảo việc thanh toán các giao dịch chứng khoán phái sinh. Theo luật hiện hành, tỷ lệ ký quỹ bằng tiền không được < 80% giá trị tài sản ký quỹ.
Trong giao dịch chứng khoán. Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC, quy định về giao dịch ký quỹ như sau:
Giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán (sau đây gọi là giao dịch ký quỹ) là giao dịch mua chứng khoán có sử dụng tiền vay của công ty chứng khoán, trong đó chứng khoán có được từ giao dịch này và các chứng khoán khác được giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay trên.
Thực chất, giao dịch ký quỹ (Margin trading) là một phương thức đầu tư chứng khoán với sự hỗ trợ đòn bẩy, giúp cho nhà đầu tư có thể mua nhiều chứng khoán hơn. Nếu việc đầu tư này đạt hiệu quả, lợi nhuận có thể tăng lên nhiều lần so với việc chỉ sử dụng vốn đầu tư tự có của bản thân.
Bạn sẽ dễ hình dung hơn qua ví dụ sau: bạn có 50 triệu đồng trong tài khoản. Tỉ lệ ký quỹ ban đầu của nhà đầu tư là 50%, nghĩa là bạn có sức mua tới 100 triệu đồng. Trong đó 50 triệu đồng là vốn có sẵn của bạn và 50 triệu đồng là vốn được vay. Toàn bộ số cổ phiếu bạn mua sẽ dùng làm tài sản thế chấp và bạn có nghĩa vụ trả lãi vay trên khoản tiền vay 50 triệu đồng.
Đặc điểm của giao dịch ký quỹ
Trong giao dịch ký quỹ, tài sản đảm bảo sẽ bao gồm toàn bộ tài sản có trong tài khoản chứng khoán của bạn bao gồm: chứng khoán, cổ tức, tiền mặt, quyền mua cổ phiếu, các tài sản khác được công ty chứng khoán chấp nhận.
Thông thường, tỷ lệ ký quỹ (hay còn gọi là tỷ lệ hỗ trợ) cho một tài khoản chứng khoán hoặc mã chứng khoán sẽ dao động từ 0% đến 50%. Với tỷ lệ hỗ trợ 0% nghĩa là bạn phải dùng tiền thật để mua chứng khoán, ngược lại với tỷ lệ hỗ trợ 50% bạn bỏ vốn gốc bao nhiêu sẽ được hỗ trợ bấy nhiêu (1:1)
Khi thực hiện giao dịch ký quỹ, cổ phiếu bạn mua sẽ được tính luôn vào tài sản đảm bảo và nhà đầu tư sẽ phải trả lãi cho số tiền vay với mức lãi suất do công ty chứng khoán quy định.
Giao dịch ký quỹ được quy định cụ thể tại Điều 9 Thông tư 120/2020/TT-BTC gồm các điều kiện thực hiện giao dịch ký quỹ chứng khoán với vai trò của ba bên: nhà đầu tư, công ty chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điều 9 Thông tư 120/2020/TT-BTC cũng quy định về các tiêu chí của chứng khoán được giao dịch ký quỹ. Danh sách chứng khoán được giao dịch hoặc không được giao dịch ký quỹ sẽ được Sở giao dịch chứng khoán công bố dựa trên tiêu chí do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định. Các công ty chứng khoán sẽ dựa trên danh sách này để thiết lập danh mục vay ký quỹ.
Các hình thức ký quỹ
Có hai hình thức giao dịch ký quỹ trong chứng khoán (hay còn gọi là các vị thế trong giao dịch ký quỹ:
Mua ký quỹ (Long position) là hình thức nhà đầu tư sẽ vay tiền từ công ty chứng khoán để mua chứng khoán trên thị trường. Tuy nhiên, bạn sẽ phải hoàn trả nợ, cùng với các khoản lãi và chi phí phát sinh từ hoạt động giao dịch trong hợp đồng. Đây là hình thức đang được sử dụng trên thị trường chứng khoán Việt nam
Bán ký quỹ (Short position) hình thức này hiện tại chưa được công nhận trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là hình thức mà nhà đầu tư vay chứng khoán từ công ty để bán. Sau đó, nhà đầu tư sẽ có nghĩa vụ hoàn trả lại số chứng khoán đã vay cùng với các khoản phát sinh từ hợp đồng liên quan.
Khái niệm về biên lợi nhuận ròng, công thức tính và ý nghĩa biên lợi nhuận ròng Biên lợi nhuận ròng là một thước đo lợi nhuận cực kỳ quan trọng mà nhà đầu tư tuyệt đối không thể bỏ qua. Bài ... |
Khái niệm về lạm phát, nguyên nhân dẫn đến lạm phát Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà bất kỳ nhà đầu tư hay đơn giản là người tiêu dùng cũng cần ... |
Khái niêm hệ số giá trên dòng tiền P/CF, công thức tính hệ số P/CF Hệ số giá trên dòng tiền hay tỷ lệ giá trên dòng tiền cung cấp cho nhà phân tích một lối tắt để tìm ra ... |
Đình Trọng (t/h)