Bước sang tháng 4/2024, các nhà băng tiếp tục hạ lãi suất huy động ngắn hạn, lãi suất huy động niêm yết cao nhất không quá 6% một năm và chỉ áp dụng cho kỳ hạn từ 36 tháng trở lên. Hiện nay, lãi suất kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng chỉ còn quanh mốc từ 1,6% đến 3,5%/năm. Lãi suất thấp nhất được ghi nhận ở ngân hàng Agribank và SCB với 1,6% cho kỳ hạn 1 tháng và 1,9% cho kỳ hạn 3 tháng.
Ảnh: Internet |
Lãi tiết kiệm giảm là cơ hội vụt sáng của các kênh đầu tư. Tuy nhiên, liều lĩnh bước chân vào thị trường khi không có kiến thức là điều rất không nên, có thể khiến nhà đầu tư mất cả chì lẫn chài. Quyết định phù hợp nhất có lẽ vẫn là gửi tiền vào ngân hàng, rồi tranh thủ trang bị cho bản thân kiến thức cơ bản trước khi tham gia vào các thị trường đầu tư. Trong lúc đó, tiền của bạn vẫn có thể sinh lời nếu áp dụng 3 chiến thuật dưới đây.
Gửi tiết kiệm online là hình thức gửi tiền vào ngân hàng trực tuyến thông qua các ứng dụng Mobile Banking/Internet Banking của các nhà băng, thay vì phải tới trực tiếp quầy giao dịch để tiến hành mở sổ tiết kiệm dạng vật lý (số giấy).
Dù gửi tiết kiệm online hay gửi tại quầy, người dân cũng nên ưu tiên kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vì mức lãi suất sẽ cao hơn gửi không thời hạn hoặc thời hạn ngắn (1 - 3 tháng).
Ưu điểm của việc gửi tiết kiệm online là nhanh gọn, dễ dàng, không tốn thời gian và mức lãi suất gửi tiết kiệm online thường cao hơn tối thiểu 0,1% so với gửi tại quầy. (Ví dụ: Lãi gửi tiết kiệm của ngân hàng VPBank kỳ hạn 6-11 tháng là 4,1% khi gửi tại quầy; và 4,2% khi gửi online. Lãi gửi tiết kiệm của ngân hàng Techcombank kỳ hạn 6-8 tháng là 3,45% khi gửi tại quầy; và 3,65% khi gửi online).
Nhược điểm của hình thức gửi tiết kiệm này chính là rủi ro mất toàn bộ tiền trong tài khoản tiết kiệm nếu ứng dụng e-bank, internet banking của bạn bị hack; và đương nhiên, trong trường hợp bạn rút tiền trước hạn, bạn sẽ mất toàn bộ tiền lãi.
Khi đầu tư, người ta thường hay bảo nhau tránh để hết trứng vào một giỏi, thì khi gửi tiết kiệm cũng vậy. Bạn không nên để toàn bộ số tiền của mình vào 1 gói tiết kiệm. Thay vào đó, hãy chia nhỏ chúng ra thành nhiều sổ, mỗi sổ chọn 1 kỳ hạn gửi khác nhau.
Ví dụ thế này: Bạn có 80 triệu đồng muốn gửi tiết kiệm. Thay vì để 80 triệu này vào 1 gói tiết kiệm, bạn chia thành 4 gói, mỗi gói gửi 20 triệu với kỳ hạn 3-6-9-12 tháng. Trong lúc cấp bách, bạn có thể rút tiền từ gói tiết kiệm có kỳ hạn thấp nhất, và chịu mất lãi suất của gói này, 3 gói còn lại vẫn để nguyên và nhận lãi suất bình thường.
Để an tâm với số tiền tiết kiệm, việc chọn ngân hàng uy tín để gửi tiền là rất quan trọng.
Có 2 nhóm ngân hàng uy tín mà bạn có thể tham khảo để gửi tiền tiết kiệm:
- Nhóm ngân hàng Big4 gồm 4 ngân hàng TMCP của Nhà nước: Vietcombank, BIDV, ViettinBank, AgriBank.
- Nhóm ngân hàng được chỉ Ngân hàng Nhà Nước chỉ định nhận chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém. Đây đều là những ngân hàng có nguồn lực tài chính, bộ máy hoạt động tốt, cụ thể: MB Bank (nhận chuyển giao bắt buộc Ocean Bank), HD Bank (nhận chuyển giao bắt buộc Đông Á Bank), Vietcombank (nhận chuyển giao bắt buộc CB Bank), VPBank (nhận chuyển giao bắt buộc GP Bank).
Lãi suất ngân hàng VietinBank mới nhất tháng 4/2024: Cao nhất là bao nhiêu? Bước sang tháng 4/2024, lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) được triển khai cho khách hàng cá nhân ... |
Lộ diện ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất tiết kiệm trong tháng 4/2024 Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa điều chỉnh lãi suất tiết kiệm vào sáng nay (4/4). Đây là nhà băng đầu tiên tăng ... |
Lộ diện ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 4/2024 Bước sang tháng 4/2024, xu hướng giảm lãi suất huy động vẫn là xu hướng chủ đạo, tuy nhiên cũng đã có một số nhà ... |
Tường San