Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi. Mặc dù vậy, mặt bằng lãi suất tại kỳ hạn 12 tháng vẫn đang dao động ở mức quanh 5%/năm, đây vẫn đang là mức thấp ngang với thời điểm đại dịch Covid - 19.
Hình minh họa. |
Động thái tăng lãi suất tiền gửi của các ngân hàng trong nước đang theo xu hướng chung của các thị trường quốc tế với mục tiêu nhằm cân bằng so với lợi suất của các kênh đầu tư khác trên thị trường. Thanh khoản hệ thống không gặp vấn đề và chưa nhận thấy lo lắng nhu cầu huy động với lãi suất cao hay sự đảo chiều về chính sách tiền tệ.
Giới chuyên gia đánh giá, lãi suất tăng lên là do cộng hưởng của nhiều yếu tố. Đầu tiên là nhu cầu vốn tăng khi các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sản xuất và kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi.
Cùng với đó, xuất khẩu và FDI tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nên vốn cũng được đưa vào sử dụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, thu nhập ổn định thúc đẩy tiêu dùng và bất động sản phục hồi cũng thúc đẩy cầu về vốn tăng lên.
Mặc dù vậy, từ đầu tháng 6 đến nay, tốc độ tăng và mức tăng của lãi suất huy động mạnh hơn. Thống kê trong tuần đầu của tháng 6 đã có tới 11 ngân hàng tăng lãi suất huy động, gồm: VietinBank, TPBank, VIB, GPBank, BaoViet Bank, LPBank, Nam A Bank, OceanBank, ABBank, Bac A Bank, MSB. Mức tăng lãi suất từ 0,4 - 1,6%/năm tuỳ từng kỳ hạn.
Tuy nhiên, hầu hết các công ty phân tích thị trường dự báo, lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng mức tăng sẽ không nhanh và mạnh.
Công ty chứng khoán Vietcombank nhận định mặt bằng lãi suất huy động có thể cao hơn từ 0,5 - 1%/năm. Tuy nhiên, đà tăng lãi suất huy động sẽ khó tạo ra một cuộc chạy đua trên toàn thị trường.
Trong báo cáo vĩ mô vừa công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng mặt bằng lãi suất huy động có thể phục hồi về mức ở thời điểm đầu năm nay trong các tháng tới, tương đương với mức tăng bình quân 50 - 100 điểm cơ bản từ vùng đáy, tuỳ kỳ hạn và nhóm ngân hàng.
Theo VnDirect, áp lực tỷ giá sẽ vẫn duy trì đến trước thời điểm Fed đảo chiều chính sách tiền tệ. Một số yếu tố có thể hỗ trợ tỷ giá trong năm nay bao gồm lượng kiều hối dồi dào 16 tỷ USD tăng 32% so với cùng kỳ vào năm 2023, giải ngân FDI mạnh mẽ 6,3 tỷ USD tăng 7,1% so với cùng kỳ trong quý 1/2024 và thặng dư thương mại 9,0 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024 tăng 10,2% so với cùng kỳ.
Áp lực lạm phát gia tăng và đồng nội tệ mất giá đã khiến việc giảm lãi suất huy động chậm lại trong vài tháng qua. Mặt khác, nhu cầu tín dụng yếu đã hạn chế áp lực tăng lãi suất huy động và cho vay vì theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 23/4/2024, tín dụng chỉ tăng 1,6% tính từ đầu năm.
Lãi suất huy động có thể đã chạm đáy do một số ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn cụ thể và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm của Việt Nam- một chỉ báo cho xu hướng lãi suất huy động, đã tăng lên 2,09% tính đến ngày 26/04 từ mức 1,84% vào cuối tháng 3.
Mặc dù vậy, VnDirect cho rằng mức tăng lãi suất tiền gửi sẽ không đáng kể, ít nhất là trong quý tới, chủ yếu là do nền kinh tế trong giai đoạn đầu phục hồi với tốc độ vừa phải, đặc biệt tăng trưởng tín dụng và tiêu dùng vẫn còn chậm.
Lãi suất tăng, tiền gửi dân cư chảy vào ngân hàng tăng trở lại Tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng đã quay trở lại đà tăng kể từ tháng 2/2024 sau khi sụt giảm trong tháng ... |
Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng mạnh những ngày đầu tháng 6 Các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng mạnh lãi suất tiền gửi trong những ngày đầu tháng 6/2024, tuy nhiên chủ yếu chỉ xuất hiện ... |
Cao Hậu