Theo đó, ngân hàng ABBank đang triển khai mức lãi suất tiền gửi cao nhất là 10,9%/năm cho hạn mức tiền gửi từ 1.500 tỷ đồng trở lên. Lãi suất áp dụng cho kỳ hạn gửi 13 tháng.
Nguồn: Internet |
Đứng ở vị trí thứ hai là ngân hàng HDBank, các khoản tiền gửi có hạn mức từ 300 tỷ đồng với kỳ hạn 13 tháng đang được ấn định lãi suất huy động vốn là 9,3%/năm.
Đồng hạng 3 gồm có các ngân hàng Bắc Á và Bản Việt, đang triển khai lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,9%/năm. Trong đó, ngân hàng Bắc Á áp dụng lãi suất tiết kiệm cao nhất với các khoản tiền gửi có kỳ hạn 36 - 60 tháng. Tại ngân hàng Bản Việt, lãi suất được triển khai cho kỳ hạn 18 - 36 tháng đối với hạn mức từ 1 tỷ đồng trở lên.
Lãi suất ngân hàng VietBank cũng đang áp dụng lãi suất là 7,9%/năm. Mức lãi suất huy động vốn này được triển khai cho hình thức gửi tiết kiệm online trong kỳ hạn 13 tháng và 15 tháng.
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể chọn lựa nhiều ngân hàng khác với mức lãi suất cạnh tranh không kém gồm: PVcomBank - Saigonbank - OceanBank (7,8%/năm), Nam A Bank (7,7%/năm), Eximbank (7,6%/năm),...
Khách hàng có thể hưởng được mức lãi suất cao nhất tại các ngân hàng khi đáp ứng được các điều kiện cơ bản được đặt ra.
Hiện tại, nhóm 4 “ông lớn” có nguồn vốn nhà nước gồm Vietinbank, Agribank, BIDV và Vietcombank đang triển khai chung một mức lãi suất là 6,3%/năm với từng kỳ hạn gửi khác nhau.
Ở chiều lãi suất cho vay, bà Nguyễn Thị Phương Thanh, chuyên gia Khối Phân tích, Công ty CPCK VNDIRECT nhận định "Với việc Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm lãi suất điều hành 4 lần trong 4 tháng gần đây, các ngân hàng cũng mạnh tay cắt giảm cho vay, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Nhiều ngân hàng đã thực hiện giảm đồng loạt 0,5-1 điểm % lãi suất cho vay với các khoản vay hiện hữu và vay mới; hoặc giảm từ 1 điểm % trở lên với các khoản vay phục vụ tiêu dùng có tài sản đảm bảo, bổ sung vốn lưu động, hoặc vay mới phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất".
Tuy nhiên, việc lãi suất cho vay giảm sâu trong thời gian qua tiềm ẩn rủi ro khi nguồn vốn giá rẻ có thể chuyển sang phục vụ cho các dự án/mục đích dưới chuẩn, tạo nên rủi ro bong bóng tín dụng cho nền kinh tế. Trước tình hình đó, Thông tư 06/2023 được ban hành với 3 nội dung chính là thứ nhất, bổ sung các mục đích vay vốn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao không được cho vay. Thứ hai, đốc thúc các ngân hàng tăng cường giám sát với các khoản vay phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán; mua hoặc kinh doanh bất động sản. Thứ ba, tạo hành lang pháp lý cho các khoản vay được duyệt thông qua phương tiện điện tử.
SCB giảm mạnh lãi suất về nhóm thấp nhất hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6. Theo đó, SCB đã đồng ... |
Agribank giảm lãi suất cho vay lần thứ 6 trong năm 2023 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh ... |
Mặt bằng lãi suất giảm, cổ phiếu nhóm ngành nào được hưởng lợi? Các nhà băng được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tiếp tục triển khai các biện pháp giảm mặt bằng lãi suất, thị trường chứng ... |
Tuệ Nhi