AIC lỗ ròng hơn 39 tỷ đồng trong quý III
Tổng Công ty CP Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024, ghi nhận kết quả kinh doanh không khả quan khi lỗ ròng hơn 39 tỷ đồng, chủ yếu do tác động của cơn bão số 3 (Yagi).
Trong quý III/2024, AIC ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 655 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí nhượng tái bảo hiểm cũng tăng 36%, lên hơn 313 tỷ đồng, khiến doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ tăng 13%, đạt hơn 497 tỷ đồng.
Tổng Công ty CP Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC). |
Mặc dù tổng chi phí kinh doanh bảo hiểm chỉ tăng 11%, lên hơn 493 tỷ đồng, nhưng tổng chi phí bồi thường bảo hiểm lại tăng mạnh 44%, đạt gần 211 tỷ đồng, do tác động của cơn bão Yagi. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của AIC vẫn có chuyển biến tích cực, với lãi gộp gần 4 tỷ đồng, so với mức lỗ gộp gần 3 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Mặc dù đã thoát lỗ gộp, nhưng lãi mỏng từ kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 45%, xuống còn gần 37 tỷ đồng, không đủ bù đắp chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng 49% lên hơn 84 tỷ đồng. Kết quả là AIC ghi nhận lỗ ròng hơn 39 tỷ đồng trong quý III/2024.
Theo AIC, nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ này là do bão Yagi khiến chi phí bồi thường bảo hiểm tăng mạnh. Khoản lỗ trong quý III đã "thổi bay" thành quả tích lũy trong nửa đầu năm, khiến lũy kế 9 tháng, AIC lỗ ròng gần 21 tỷ đồng.
Trong năm 2024, AIC thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu đạt hơn 40 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 22% so với năm 2023. Tuy nhiên, với khoản lỗ trong 9 tháng đầu năm, mục tiêu mà AIC muốn hướng tới vẫn còn rất xa.
Tính đến thời điểm ngày 30/9/2024, quy mô tổng tài sản của AIC tăng 16% so với đầu năm, đạt gần 4.660 tỷ đồng. Đáng chú ý, đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng mạnh 92%, chiếm 54% tổng tài sản, với phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn gốc từ 3 đến 12 tháng, đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 93% so với đầu năm. Ngoài ra, công ty không còn ghi nhận 200 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn dài như đầu năm. Trong khi đó, khoản đầu tư vào cổ phiếu của AIC vẫn giữ nguyên giá trị hơn 6 tỷ đồng so với đầu năm.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của AIC tính đến cuối tháng 9/2024 ở mức 3.582,5 tỷ đồng. Trong đó, chiểm tỷ trọng lớn nhất đến từ khoản dự phòng nghiệp vụ và dự phòng phí, dự phòng toán hoc bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm, lần lượt ở mức 2.552,5 tỷ đồng và 1.511,5 tỷ đồng.
DB Insurance Co., Ltd trở thành cổ đông lớn nhất tại AIC
Được biết, Công ty DB Insurance Co., Ltd đang là cổ đông lớn nhất tại Bảo hiểm Hàng Không khi đã mua vào 75 triệu cổ phiếu AIC từ hồi cuối tháng 1/2024. Giao dịch làm thay đổi sở hữu và đưa DB Insurance trở thành cổ đông lớn của AIC (sở hữu trên 5% vốn điều lệ) được diễn ra vào ngày 31/1. Sau giao dịch, DB Insurance đã sở hữu 75% vốn điều lệ, và là cổ đông lớn nhất của Bảo hiểm Hàng không.
Trước đó, hồi tháng tháng 2/2023, tại ĐHĐCĐ bất thường, nhóm 20 cổ đông của Bảo hiểm Hàng không đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng 75 triệu cổ phiếu (tương ứng 75% vốn điều lệ) cho công ty DB Insurance Co, Ltd của Hàn Quốc.
Theo nghị quyết của HĐQT công ty, các giao dịch chuyển nhượng kể trên sẽ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận thông qua UPCoM, hoặc giao dịch ngoài hệ thống UPCoM và sẽ diễn ra từ quý 1/2023 cho đến khi hoàn tất.
Tới đầu tháng 1/2024, Bộ Tài chính đã có văn bản chấp thuận về nguyên tắc để Tổng Công ty CP Bảo hiểm Hàng không được chuyển nhượng cổ phần theo đề nghị cho Công ty DB Insurance Co., Ltd và Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủ công Mỹ nghệ.
Ngay sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, là công ty lần đầu tiên được nhắc tới trong thương vụ chuyển nhượng cổ phần của Bảo hiểm Hàng không, Công ty CP XNK Thủ công Mỹ nghệ (Artexport) đã mua vào 11,55 triệu cổ phiếu AIC, tương ứng 11,55% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của công ty.
Giao dịch được thực hiện vào ngày 16/1, theo hình thức thỏa thuận, Artexport đã chi khoảng 173,25 tỷ đồng để sở hữu 11,55 triệu cổ phiếu của AIC, tương ứng trị giá 15.000 đồng/cp. Đây cũng là mức giá đóng cửa phiên 16/1 của cổ phiếu.
Artexport là thành viên quan trọng của Tập đoàn T&T (T&T Group), đồng thời là bên liên quan với Bảo hiểm Hàng không. Tính tới đầu năm 2023, Bảo hiểm Hàng không nắm tới 8,4% tại Artexport với giá gốc hơn 418 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6/2023, Bảo hiểm Hàng không đã thoái bớt vốn tại đây và giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 4,2%.
KienlongBank báo lợi nhuận lũy kế 9 tháng tăng 19% so với cùng kỳ, hoàn thành 95% kế hoạch năm Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) vừa chính thức công bố Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTC HN) quý III năm 2024, ... |
Áp lực chi phí bào mòn lợi nhuận của Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái trong quý 3/2024 Doanh thu của Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái trong quý III/2024 tăng gần 7% lên hơn 170 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau ... |
Phạm Hường