Trong năm 2023, có hơn 20 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ.
Bước sang năm 2024, ngay từ những ngày đầu năm nhiều ngân hàng rục rịch thực hiện kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu. Theo đó, nhiều ngân hàng đã công bố nội dung họp Đại hội đồng cổ đông và phương án phân phối lợi nhuận, trong đó có phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Hình minh họa. |
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã công bố kế hoạch tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2024 vào ngày 26/4 tới đây. Hội nghị dự kiến sẽ phê duyệt các báo cáo như thường lệ và phương án phân phối lợi nhuận năm 2023.
Trước đó, Đại hội cổ đông năm 2023 của ngân hàng này đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận sau thuế của năm 2022 là hơn 21.000 tỷ đồng. Trong năm vừa qua, Vietcombank cũng đã hoàn thành tăng vốn từ lợi nhuận 2020 và lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 18,1%, đưa vốn điều lệ lên gần 56.000 tỷ đồng.
Tương tự, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng vừa công bố phương án phân phối lợi nhuận năm 2022. Theo đó, ngân hàng sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dự kiến số tiền sẽ chia gần 11.648 tỷ đồng.
Trong năm 2023, VietinBank đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 53.700 tỉ đồng từ nguồn lợi nhuận còn lại của năm 2020. Tại hội nghị ngân hàng đầu năm nay, lãnh đạo của VietinBank kiến nghị được giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2023 và lợi nhuận hàng năm của giai đoạn 2024 - 2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) cuối tháng 1 vừa qua cũng đã hoàn tất việc chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 7,5% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được nhận 75 cổ phiếu mới). Theo kế hoạch, Bac A Bank phát hành hơn 62,5 triệu cổ phiếu với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 625 tỷ đồng. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế năm 2022 của Bac A Bank, đưa vốn điều lệ của Bac A Bank tăng từ 8.334 tỷ đồng lên hơn 8.959 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 308 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức.
ĐHCĐ 2023 của SaigonBank cũng đã thông qua việc trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%. Cụ thể, SaigonBank dự kiến phát hành 30,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức.
Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank) cũng đã chốt danh sách cổ đông để thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 10:4 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ nhận được 4 cổ phiếu mới). Tổng số lượng cổ phiếu PGB được phát hành là 120 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị theo mệnh giá 1.200 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu được lấy từ lợi nhuận lũy kế và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo báo cáo tài chính của ngân hàng năm 2022.
Bên cạnh các ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu, một số ngân hàng đã và đang lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt như VIB, VPBank, Techcombank...
Đối với cổ đông, việc chia cổ tức bằng tiền mặt là niềm vui trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động thất thường. Hơn nữa, chia cổ tức bằng tiền mặt đồng nghĩa với việc khoản đầu tư bấy lâu nay đã mang được về "tiền tươi thóc thật".
Tuy nhiên, các ngân hàng cũng được khuyến khích chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, giúp làm dày bộ đệm vốn của ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính trước những rủi ro trong tương lai.
Theo các chuyên gia, các ngân hàng nên tiếp tục có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu xen kẽ cùng tiền mặt để tăng khả năng đáp ứng vốn cũng như năng lực tài chính.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đưa ra nhiều nhóm giải pháp hữu hiệu ngăn sở hữu chéo ngân hàng Ngăn thao túng ngân hàng là vấn đề nan giải của hệ thống ngân hàng. Dù đã giảm, tuy nhiên hành vi sở hữu chéo ... |
Ngân hàng gặp khó trong việc tìm khách cho vay Theo các ngân hàng thương mại, so với cùng kỳ năm ngoái, đầu năm 2024 nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân đang ... |
Cao Hậu (T/H)