Lộc trời nói gì về lùm xùm nợ hàng trăm tỷ đồng tiền mua lúa của nông dân?

14/05/2024 - 04:39
(Bankviet.com) Lộc Trời cho biết, việc còn nợ tiền thu mua lúa do chưa thu xếp kịp dòng tiền từ việc vay vốn của các ngân hàng, Tập đoàn xuất khẩu gạo số lượng lớn nhưng tiền thanh toán của khách hàng quốc tế chậm, dẫn đến nguồn tiền thanh toán cho nông dân bị trễ.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang cho biết, vụ Đông Xuân 2023-2024, toàn tỉnh có trên 31.000 ha lúa, với 27 doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ với 27 hợp tác xã và liên hợp tác xã, tổ, nhóm nông dân.

Phần lớn diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ của nông dân An Giang ký với Tập đoàn Lộc Trời (UPCOM: LTG). Riêng vụ Đông Xuân này, Tập đoàn Lộc Trời đã ký hợp đồng tiêu thụ trên 16.000 ha lúa, hiện đã thu hoạch trên 10.500 ha. Tuy nhiên, tính tới ngày 24/4, Tập đoàn Lộc Trời vẫn còn nợ số tiền mua lúa của nông dân khoảng 200 tỷ đồng.

Tập đoàn Lộc Trời cho biết, việc còn nợ tiền thu mua lúa do chưa thu xếp kịp dòng tiền từ việc vay vốn của các ngân hàng. Tập đoàn xuất khẩu gạo số lượng lớn, nhưng tiền thanh toán của khách hàng quốc tế chậm, dẫn đến nguồn tiền thanh toán cho nông dân bị trễ.

5803-xuyt-khyu
Tập đoàn Lộc Trời lên tiếng về "lùm xùm" nợ tiền mua lúa của người dân

Đại diện Tập đoàn Lộc Trời cam kết tiếp tục làm việc với các ngân hàng, đối tác để được ưu tiên giải ngân nhằm chi trả tiền mua lúa cho nông dân. Số tiền mua lúa còn nợ sẽ được doanh nghiệp này tính lãi 0,8%/tháng (tức 9,6%/năm), thời gian tính lãi từ 27/4 về sau. Bên cạnh đó, số tiền nợ sẽ được trả góp theo tuần, dứt điểm trước ngày 20/5.

Trước việc Tập đoàn Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân An Giang, Sở NN&PTNT tỉnh này đề nghị doanh nghiệp khẩn trương thực hiện đúng các cam kết với nông dân, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất. Tập đoàn Lộc Trời cần ưu tiên thanh toán tiền mua lúa cho nông dân có thời gian nợ lâu, nắm bắt và xử lý kịp thời những trường hợp người dân cần tiền trả nợ, phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Về liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa vụ Hè Thu 2024, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc Tập đoàn Lộc Trời chủ động đối thoại với nông dân, cam kết cụ thể thời gian thanh toán, chi trả lãi suất nếu chậm thanh toán.

Sở NN&PTNT An Giang cũng đề nghị Tập đoàn Lộc Trời cử nhân sự cùng với ngành nông nghiệp địa phương để sẵn sàng tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị của nông dân, đặc biệt liên quan tới lộ trình thanh toán tiền thu mua lúa.

Trước đó, hồi tháng 3, nhiều nông dân ở Cần Thơ cũng kéo tới trụ sở đơn vị thành viên của Tập đoàn Lộc Trời để đòi thanh toán tiền mua lúa, do lúa đã thu mua nhưng chậm thanh toán kéo dài.

Báo lỗ gần trăm tỷ trong quý I/2024

Trong 3 tháng đầu năm, Lộc Trời ghi nhận doanh thu thuần gần 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng lương thực - lúa, gạo đóng góp tới 85% tổng doanh thu, tương ứng 3.286 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi cùng kỳ. Ngược lại, doanh thu mảng thuốc bảo vệ thực vật giảm 40% xuống 371 tỷ đồng.

Giá vốn hàng bán của LTG tăng mạnh 56%, kéo lãi gộp giảm về 245 tỷ đồng. Theo đó, biên lãi gộp thu hẹp từ mức 11% cùng kỳ xuống 6%.

Trừ khi các khoản chi phí, LTG lỗ ròng gần 97 tỷ đồng, tăng cao hơn so với số lỗ 81 tỷ đồng quý I/2023. Sự khởi đầu không thuận lợi trong quý I có thể khiến công ty “vỡ kế hoạch” lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao 1.000 tỷ đồng sẽ trình ĐHCĐ sắp tới.

Tinh đến thời điểm 31/3/2024, tổng tài sản LTG đạt 11.913 tỷ đồng, tăng 445 tỷ đồng (tương ứng tăng 4%) so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho tăng mạnh 43%, đạt hơn 2.816 tỷ đồng, chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm. Ngược lại, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm 63% về 226 tỷ đồng.

Nợ phải trả của công ty tăng 6% so với đầu năm lên gần 8.939 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Khoản vay ngắn hạn tăng nhẹ, đạt 6.246 tỷ đồng, chiếm 70% tổng nợ.

Ở diễn biến đáng chú ý, ĐHĐCĐ thường niên đã được Lộc Trời thông báo rời từ ngày 24/4 như kế hoạch ban đầu và được gia hạn thời gian tổ chức chậm nhất trước ngày 30/6 trên cơ sở đề xuất của cổ đông lớn và nhận được sự chấp thuận của HĐQT.

Ngoài ra, HĐQT LTG trình ĐHĐCĐ thông qua là việc điều chỉnh kế hoạch trả cổ tức năm 2023 từ tiền mặt sang cổ phiếu, dù vẫn giữ nguyên tỷ lệ 30%.

Thế chấp toàn bộ gần 3,2 triệu cổ phiếu của Chủ tịch Huỳnh Văn Thòn

Ngày 08/05, HĐQT Lộc Trời đã thông qua sự chấp thuận ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Công ty thế chấp toàn bộ gần 3.2 triệu cổ phần, chiếm hơn 3.15% vốn của LTG để bảo đảm cho việc thực hiện các nghĩa vụ của Lộc Trời phát sinh từ và/hoặc liên quan đến (các) hạn mức tín dụng được cấp bởi các tổ chức tín dụng. Thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 09/05-09/06/2024.

Trong bối cảnh thị trường chung phục hồi từ tháng 9/2023, giá cổ phiếu LTG chứng kiến đà giảm 23% xuống vùng 23,000 đồng/cp. Tạm tính theo mức giá này, giá trị cổ phiếu ông Thòn cầm cố đạt trên 72 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán ngày 12/10/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Giữ mạch hồi phục, VN-Index lên 1.150 điểm; Một tổ chức không còn là cổ đông của TKG; SMBC Nikko Securities bán hết gần 9 ...

Tập đoàn Lộc Trời (LTG): Lãi vay “đánh bay” tăng trưởng lợi nhuận

Nợ vay tăng nhanh khiến chi phí lãi vay phình to là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận quý IV nói riêng và cả năm ...

Kiểm toán “gạt phăng” thương vụ nội bộ, lợi nhuận của Lộc Trời (LTG) “bốc hơi” 94%

Hậu kiểm toán, khoản lãi trong công ty liên kết của Tập đoàn Lộc Trời giảm mạnh hơn 315 tỷ đồng so với báo cáo ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán