Cuối năm 2024, Công ty CP Quốc tế Phương Anh (UPCoM: PAS) gây chú ý sau khi công bố báo cáo tài chính năm 2023 với những con số không đồng nhất. Ban đầu, báo cáo quý IV/2023 ghi nhận lợi nhuận hơn 106,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau kiểm toán, con số thực chất lại là âm 288,9 tỷ đồng, mức chênh lệch lên tới gần 400 tỷ đồng.
Hình minh họa |
Theo văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị PAS cho rằng sự sai lệch này là do “lỗi khách quan” trong quá trình nhập liệu và chuyển đổi tệp báo cáo tài chính. Ông lý giải, hệ thống máy móc phòng kế toán đã cũ kỹ, lỗi thời, dẫn đến nhảy số liệu không chính xác. Ngoài ra, tình trạng biến động nhân sự trong năm 2023 khiến đội ngũ kế toán chưa kịp thích nghi, nhiều người thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.
Ông Cường nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên công ty gặp sự cố sai lệch thông tin, khẳng định doanh thu và các số liệu khác không bị thay đổi.
Sau khi phát hiện sai sót, PAS đã chủ động khắc phục bằng cách làm văn bản giải trình và công bố thông tin chính xác trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 gửi đến cơ quan chức năng và các bên liên quan.
Hậu quả của những sai sót này là PAS bị UBCKNN xử phạt 185 triệu đồng vì hai lỗi: Công bố thông tin sai lệch và không đúng thời hạn.
Đây không phải trường hợp duy nhất, khi thời gian qua nhiều doanh nghiệp khác cũng gặp vấn đề tương tự.
Hồi giữa tháng 12/2024, Rạng Đông Holding (RDP) bị phạt 150 triệu đồng sau khi báo lãi 17,3 tỷ đồng nhưng thực tế lỗ hơn 117,6 tỷ. Quốc tế Holding cũng bị phạt 175 triệu đồng vì báo cáo sai lệch nghiêm trọng lợi nhuận sau thuế năm 2023.
Trở lại với Quốc tế Phương Anh, doanh nghiệp được thành lập từ năm 2010, tiền thân là Công ty TNHH Điện tử Giảng Võ, có trụ sở tại Hưng Yên. Với hoạt động ban đầu là gia công các sản phẩm inox. Qua các lần sáp nhập, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên đáng kể, từ 40 tỷ đồng vào năm 2021 khi sáp nhập với Công ty TNHH Inox Thành Nam, lên 255 tỷ đồng sau khi hợp nhất với Công ty CP Thép Hà Nội vào năm 2025. Hiện tại, doanh nghiệp chuyên cung cấp thép cùng các sản phẩm kim loại như thép cán nguội, thép không gỉ, và thép mạ. Cổ phiếu PAS giao dịch trên sàn UPCoM từ năm 2020 nhưng hiện giảm sâu, chỉ còn 3.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 35% so với giữa năm 2024.
Nhìn lại giai đoạn 2015-2018, PAS từng duy trì lợi nhuận ổn định hơn chục tỷ đồng mỗi năm. Nhưng từ năm 2019, lợi nhuận biến động mạnh, với đỉnh điểm vào năm 2021, doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận đạt gần 62 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu công ty đạt gần 813 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế dù còn khiêm tốn, chỉ đạt 2,2 tỷ đồng, nhưng đã cải thiện từ mức âm trước đó.
Ban lãnh đạo PAS cho biết, doanh nghiệp đang gặp nhiều thách thức trong bối cảnh ngành thép biến động, nhưng vẫn nỗ lực tìm kiếm thị trường, giảm chi phí tài chính và quản lý để duy trì hoạt động.
Hoàn thiện chuỗi giá trị, một doanh nghiệp được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận gấp 27 lần Lợi nhuận toàn thị trường được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 25% so với cùng kỳ trong quý IV/2024 nhờ vào môi trường ... |
Một doanh nghiệp thép báo lãi tăng hàng trăm lần trong quý IV/2024 Riêng trong quý IV/2024, VNSteel đạt doanh thu 6.461 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, dù vậy lợi nhuận trước thuế ... |
Tuấn Tú