Moody's hạ triển vọng xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ từ "ổn định" xuống "tiêu cực" | |
Tín dụng tăng trưởng chậm, lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh | |
Tín dụng kinh doanh bất động sản tăng vọt lên đến 21,86% trong 9 tháng đầu năm |
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến 31/10, tín dụng nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng là 14%.
Như vậy, tăng trưởng tín dụng trong 10 tháng đầu năm mới đi được nửa chặng đường cả năm. Trong 2 tháng cuối năm, ngành ngân hàng cần tăng trưởng tín dụng thêm gần 7% nữa mới đạt được mục tiêu. Ước tính, ngành ngân hàng cần bơm ròng gần 800.000 tỷ đồng tín dụng trong 2 tháng cuối năm thì mới đạt được mục tiêu tăng trưởng 14%.
Thống đốc NHNN cho biết, nguyên nhân tăng trưởng tín dụng năm nay thấp là do cầu về tín dụng. Doanh nghiệp bị giảm sút số lượng đơn hàng. Người dân và các hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Ngành ngân hàng phải bơm ròng gần 800.000 tỷ đồng tín dụng. |
Từ đầu năm 2023, căn cứ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Quốc hội, Chính phủ, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14 - 15%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Đến ngày 10/7/2023, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.
Về nguồn cung tín dụng, NHNN đã điều hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức tín dụng cung tín dụng. Nhà điều hành đã thực hiện nhiều giải pháp, chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các thủ tục cho vay vốn để có thể rút ngắn thời gian, hỗ trợ tốt hơn cho người dân, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các bộ, các ngành liên quan để thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện tín dụng, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Được biết, khả năng hấp thụ tín dụng của lĩnh vực bất động sản yếu hơn trong năm nay là một trong những nguyên nhân chính tác động lớn tới tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.
Số liệu của NHNN cho biết, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với cuối năm 2022. Trong đó, tỷ trọng của tín dụng kinh doanh bất động sản là 36% và tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng chiếm 64%.
Nguồn vốn tín dụng đang có xu hướng tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường bị sụt giảm. Trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh bất động sản tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước, lên tới 21,86%.
Giới chuyên gia đánh giá, tín dụng thường bứt tốc trong những tháng cuối năm, nhưng mục tiêu 14 - 15% sẽ khó đạt được chỉ trong 2 tháng còn lại. Theo các chuyên gia dự đoán, tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ đạt khoảng hơn 12% trong năm 2023 do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc, sản xuất gặp khó khăn.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng bất động sản - cho vay mua nhà (mảng chiếm tỷ trọng 70% của ngân hàng) cũng giảm mạnh do thị trường gặp nhiều biến động khó khăn. Sau nhiều lần nỗ lực giảm lãi suất, hiện lãi suất được cho không phải là vấn đề cốt yếu khiến tăng trưởng tín dụng thấp mà là do rủi ro từ môi trường kinh doanh và những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết sách đầu tư cũng như mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Tương tự, Công ty chứng khoán BSC tiếp tục duy trì dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 đạt khoảng 12%. BSC kỳ vọng tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế năm 2024 sẽ cải thiện lên khoảng 13 - 14% với kỳ vọng chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục được duy trì, quy mô giải ngân đầu tư công gia tăng nhờ chi phí vốn và áp lực đáo hạn nợ Chính phủ của Việt Nam đều tương đối thấp, và thị trường bất động sản dần ấm lên.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải về việc chưa thể bỏ “room” tín dụng Về đề xuất bỏ room tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng nền kinh tế hiện phụ thuộc quá nhiều vào vốn ... |
ABS Research: Tín dụng tăng trưởng thấp, lãi suất huy động đang ở vùng đáy Trong báo cáo chiến lược tháng 11, bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán An Bình (ABS Research) đã có những phân tích ... |
VNDIRECT: Chi phí dự phòng tiếp tục bào mòn lợi nhuận các ngân hàng trong những quý tới Theo báo cáo ngành của Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT, chất lượng tài sản của các ngân hàng tiếp tục suy giảm, tỷ lệ ... |
Thiên Thanh