Người bị bệnh tiểu đường ăn trứng có làm hạ đường huyết?

19/10/2023 - 23:07
(Bankviet.com) Trứng là một loại thực phẩm giàu protein, tuy nhiên người mắc bệnh tiểu đường ăn trứng có làm hạ đường huyết?
Nên ăn thực phẩm gì để phòng bệnh tiểu đường? Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được khoai lang?

Trứng chứa protein ở mức tối thiểu, 13 loại vitamin và khoáng chất, axit béo omega-3 và các chất chống oxy hóa tích cực. Chính điều này khiến trứng trở thành món ăn lý tưởng cho nhu cầu dinh dưỡng và protein hàng ngày.

Người bị bệnh tiểu đường ăn trứng có làm hạ đường huyết?
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn mấy quả trứng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Freepik.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, với người sức khỏe bình thường mỗi tuần chỉ nên ăn 3 - 4 quả trứng. Ăn một quả trứng mỗi ngày khả năng cao làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và xác suất này sẽ dễ dàng tăng lên khoảng 60%.

Người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, tuy nhiên một tuần chỉ nên ăn từ 1- 2 quả.

Đã có nghiên cứu phát hiện ra rằng, ăn trứng vào bữa sáng có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường trong suốt cả ngày.

Theo tính toán, một quả trứng lớn có 186 miligam cholesterol và phần lớn cholesterol đến từ lòng đỏ. Lòng trắng trứng là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

Trong lòng đỏ trứng, 100g lòng đỏ trứng gà chứa khoảng 2000mg cholesterol, đồng thời chứa khoảng 5.000-8.000mg Lecithin. Lecithin là một chất chuyển hóa cholesterol trong cơ thể người, hàm lượng lecithin trong lòng đỏ trứng còn cao hơn hàm lượng cholesterol, vì vậy người bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý khác đều có thể ăn được trứng gà.

Người bị bệnh tiểu đường nên kết hợp trứng với rau xanh thái nhỏ hay salad - thay vì ăn chúng cùng với thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt xông khói, xúc xích hoặc ăn kèm với bánh ngọt.

Và nếu định chiên trứng, hãy cân nhắc chuyển loại dầu của bạn sang loại tốt cho tim mạch hơn như ngô, cải dầu hoặc dầu ô liu.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, giá trị dinh dưỡng của từng loại trứng khác nhau.

Trứng gà: Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng, trong 100 gram có protein 13,6 gram; lipid 29,8 gram; 134 mg canxi; sắt 7,0 mg; kẽm 3,7 mg; folat 146 μmg; vitamin A 960 μg; cholesterol 2.000mg và có rất nhiều các vitamin và khoáng chất khác, cũng như acid béo không no một hay nhiều nối đôi.

Trứng vịt: Có kích thước gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo trong trứng vịt cao gấp đôi trứng gà. Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt nhiều hơn về số lượng.

So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol cao hơn. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.

Trứng chim cút: Mặc dù kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với trứng gà và trứng vịt nhưng trứng cút lại giàu dưỡng chất, ít chất béo hơn so với trứng gà và trứng vịt. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axit, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt.

Tâm An

Theo: Báo Công Thương