VN-Index tiếp tục nối dài đà tăng sang phiên thứ năm liên tiếp, chinh phục thành công ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm sau nhiều lần thử thách. Kết phiên giao dịch ngày 24/2, chỉ số VN-Index tăng 7,81 điểm (0,6%) lên mức 1.304 điểm. Thanh khoản thị trường trên mức trung bình với khối lượng giao dịch tăng 20,9% so với phiên trước trên HOSE, với nhiều mã trong VN30 giao dịch rất đột biến, tích cực.
![]() |
Nguồn: SHS |
Diễn biến thị trường cho thấy sự giằng co mạnh trong phiên, nhưng cuối cùng sắc xanh vẫn chiếm ưu thế với 260 mã tăng so với 194 mã giảm. Điểm nhấn trong phiên là sự bứt phá của nhóm chứng khoán và thép, sau thông tin Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ.
Những mã hưởng lợi từ thông tin này gồm HPG, HSG, NKG (thép), BSI, FTS, BVS, VDS (chứng khoán), đều đồng loạt tăng mạnh. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm (VNM, SAB, BAF) và ngân hàng (HDB, STB, SHB) cũng góp phần giữ vững sắc xanh cho thị trường. Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu chịu áp lực điều chỉnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số, như FPT, FRT, HVN, VTP.
Dù thị trường chung tích cực, khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng với giá trị hơn 258 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào FPT (-250 tỷ đồng), HPG (-152 tỷ đồng), FRT (-70 tỷ đồng). Ở chiều mua ròng, VNM (+193 tỷ đồng), MWG (+130 tỷ đồng), SHB (+49 tỷ đồng) là những cổ phiếu được dòng tiền ngoại quan tâm.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, thị trường có thể tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch tiếp theo, với VN-Index có thể kiểm định lại vùng 1.300 điểm. So với sáu lần thử thách mốc này từ năm 2024, lần này có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhóm thép, chứng khoán và ngân hàng, đặc biệt khi chỉ số nhóm ngân hàng đóng cửa ở mức cao nhất 52 tuần.
Chiến lược đầu tư ngắn hạn, theo Yuanta, vẫn thiên về tăng tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (Largecaps) và trung bình (Midcaps), hạn chế mua thêm nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ (Smallcaps). Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ danh mục với tỷ trọng cổ phiếu cao nhưng cần cơ cấu lại theo các nhóm ngành có triển vọng.
Trong khi đó, Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho rằng, VN-Index đã thoát khỏi trạng thái tích lũy trung hạn kéo dài kể từ tháng 8/2022 và thanh khoản hiện tại đang vượt mức trung bình năm 2024, giúp triển vọng trung hạn trở nên tích cực hơn. Tuy nhiên, thị trường có thể rung lắc liên tục trong những phiên tới để kiểm tra lại mốc 1.300 điểm trước khi xác lập vùng hỗ trợ vững chắc.
Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng hợp lý, ưu tiên các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành trong các lĩnh vực chiến lược, đặc biệt là thép, chứng khoán, ngân hàng, và thực phẩm – tiêu dùng. Mức hỗ trợ ngắn hạn hiện tại là 1.280 điểm, nếu thị trường điều chỉnh về vùng này, đây có thể là cơ hội để tích lũy thêm cổ phiếu tiềm năng.
Tóm lại, thị trường đang trong xu hướng tăng nhưng có thể xuất hiện rung lắc trong các phiên tới khi VN-Index kiểm định lại vùng 1.300 điểm. Thanh khoản cao và sự dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn là yếu tố quan trọng giúp thị trường duy trì đà tăng. Nhà đầu tư nên chú ý cơ cấu danh mục, tập trung vào các cổ phiếu có yếu tố cơ bản vững chắc và hưởng lợi từ xu hướng thị trường.
Theo quan điểm của Chứng khoán Tiên Phong (TPS), thị trường hôm nay tăng điểm có sự đồng thuận khi số lượng cổ phiếu tăng giá nhiều hơn số lượng cổ phiếu giảm giá. Chỉ số VN-Index vượt kháng cự tâm lý với thanh khoản gia tăng là một dấu hiệu mạnh và thuyết phục, củng cố cho xu hướng tăng trung và dài hạn. TPS đưa ra dự báo tích cực cho thị trường phiên giao dịch tiếp theo, thị trường có thể tiếp tục quán tính tăng điểm với mục tiêu ngắn hạn nằm trong khoản 1.320 điểm đến 1.340 điểm. Trong trường hợp thị trường có nhịp điều chỉnh ngắn hạn, mức hỗ trợ gần nhất tại 1.282 điểm.
Trên góc độ kỹ thuật, Mẫu hìn tam giác cần (Symmetrical), chỉ số VN-Index đã phá vỡ kháng cự quan trọng của mẫu hình, mở ra tiềm năng tăng điểm trong trung và dài hạn.
![]() |
Xu hướng ngắn hạn: MA 10 nằm trên MA 20, Chỉ số RSI đã vượt 65, cho thấy động lực tăng vẫn mạnh. Nếu RSI duy trì quanh 60-70 mà không giảm sâu, đà tăng vẫn tiếp tục. MACD: 9.95, trên đường Signal 6.91, histogram mở rộng dương. MACD duy trì xu hướng tăng mạnh và cách biệt rõ với đường Signal, xác nhận xu hướng tăng vẫn đang chiếm ưu thế. Nếu MACD tiếp tục đi lên, động lực tăng giá của VN-Index vẫn được duy trì. Tuy nhiên, do chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tâm lý 1300 điểm, TPS cho rằng, thị trường xuất có xác suất xả ra nhịp điều chỉnh ngắn hạn vì vậy TPS đánh giá Trung Tính đối với thị trường hiện tại.
Xu hướng trung hạn: MA20 nằm trên MA50 nên xu hướng trung hạn là tích cực.
![]() | Chứng khoán phiên đầu tuần: HPG thăng hoa, VN-Index chinh phục thành công ngưỡng quan trọng Thị trường chứng khoán khởi sắc, VN-Index tiếp tục đà tăng, vượt mốc 1.304 điểm với thanh khoản hơn 21.097 tỷ đồng. Trong đó, nhóm ... |
![]() | Khối ngoại tiếp tục bán ròng, xả mạnh cổ phiếu FPT trong ngày VN-Index "đại thắng" Khối ngoại tiếp tục bán ròng 282 tỷ đồng phiên 24/2, tăng so với 192 tỷ đồng phiên trước. FPT (-250 tỷ) và HPG (-153 ... |
![]() | Điểm mặt các "công thần" trong ngày chứng khoán "đại thắng" VN-Index tăng 7,8 điểm lên 1.304,56 điểm trong phiên 26/2, chính thức vượt mốc 1.300 điểm sau hơn 8 tháng. Động lực tăng đến từ ... |
Đức Anh