Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần khi các nhà giao dịch đánh giá tác động từ việc Trung Quốc cắt giảm lãi suất. Thị trường Việt Nam cũng có phiên hụt hơi vào phiên chiều khi áp lực bán tăng mạnh, cùng với sự suy yếu của thanh khoản. Chỉ số VN-Index diễn biến giằng co trong phần lớn thời gian, nhưng áp lực bán vẫn "cháy âm ỉ" từ đầu phiên và bùng phát mạnh mẽ trong phiên chiều, khiến thị trường giảm gần 6 điểm. VN-Index đóng cửa ở mức gần thấp nhất phiên, dưới các đường trung bình ngắn hạn như MA10 và MA20. Tuy nhiên, áp lực bán không quá lớn, nhiều cổ phiếu vẫn bật tăng mạnh như: EIB (+7%), VHM (+5,64%).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/10, VN-Index giảm 5,69 điểm (-0,44%), chốt phiên ở mức 1.279,77 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu, giảm -16% so với bình quân 20 phiên giao dịch. Tổng cộng, thanh khoản trên sàn HSX đạt 570 triệu cổ phiếu (-9,03%), tương đương 14.300 tỷ đồng (-6,67%) về giá trị giao dịch.
Thị trường chịu áp lực bán mạnh trong phiên 21/10, VN-Index giảm 5,69 điểm cùng thanh khoản suy yếu |
Trong phiên, 20/21 nhóm ngành chìm trong sắc đỏ, với nhóm thủy sản (-2,59%), chứng khoán (-1,71%), bất động sản khu công nghiệp (-1,46%) và thực phẩm tiêu dùng (-1,32%) gây áp lực lớn. Tuy nhiên, nhóm bất động sản dân cư (+1,95%) là ngành duy nhất ngược dòng, với đóng góp lớn từ các cổ phiếu của họ Vingroup.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh -267 tỷ đồng (-10,9 triệu USD), kéo dài chuỗi bán ròng sang phiên thứ 7 liên tiếp. Các mã cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất gồm STB (-130 tỷ đồng: -5,4 triệu USD), FPT (-64 tỷ đồng: -2,6 triệu USD), HPG (-56 tỷ đồng: -2,3 triệu USD). Ở chiều mua ròng, khối ngoại tăng tỷ trọng ở một số mã như VHM (+104 tỷ đồng: +4,3 triệu USD), DXG (+51 tỷ đồng: +2,1 triệu USD) và MSN (+47 tỷ đồng: +1,9 triệu USD).
Nhận định chứng khoán phiên 22/10
Chứng khoán Kiến Thiết: Tâm lý nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn trước các động thái mới của thị trường, dẫn đến áp lực bán ngắn hạn gia tăng trong hai phiên gần đây. Tuy nhiên, thanh khoản thấp hơn mức bình quân 20 phiên cho thấy tác động của áp lực bán không quá lớn. VN-Index vẫn đang dao động trong kênh tích lũy sideway và chưa hình thành xu hướng giảm rõ rệt. Chúng tôi duy trì quan điểm nắm giữ danh mục và chờ đợi tín hiệu bùng nổ để xác nhận xu hướng tăng mới trước khi mở thêm vị thế mua.
Chứng khoán Tiên Phong: Sau nhiều lần thất bại tại ngưỡng 1.300 điểm, khả năng xuất hiện kịch bản xấu đang gia tăng. Thanh khoản duy trì ở mức trung bình thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn chủ yếu quan sát và chưa hành động mạnh mẽ. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư đã có lợi nhuận nên thực hiện các biện pháp bảo vệ như chốt lời và hạ tỷ trọng, đồng thời chờ mua ở các vùng hỗ trợ 1.280 – 1.260 điểm. Việc mở vị thế mới chỉ nên diễn ra khi có dấu hiệu rõ ràng về sự suy yếu của lực bán.
Chứng khoán Đông Á: Vùng 1.300 điểm tiếp tục là kháng cự trung hạn quan trọng của VN-Index với khối lượng giao dịch tích lũy lớn. Nhà đầu tư nên nắm giữ các cổ phiếu thuộc danh mục trung hạn như bất động sản, ngân hàng và khu công nghiệp. Đối với các giao dịch ngắn hạn, nhà đầu tư chỉ nên thực hiện với tỷ trọng nhỏ, chờ đợi xu hướng thị trường rõ ràng hơn.
Chứng khoán KB Việt Nam: VN-Index tiếp tục trải qua diễn biến giảm với áp lực phân phối gia tăng vào cuối phiên. Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh chưa kích hoạt trạng thái bán tháo lớn, các chỉ báo kỹ thuật vẫn vận động quanh vùng trung tính. Xu hướng chính của thị trường trong tháng qua vẫn là giằng co đi ngang. Chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ giữ được các vùng hỗ trợ quan trọng và lấy lại đà hồi phục trong các phiên tới.
Chứng khoán Asean: Thị trường đang thoái lui dưới ngưỡng kháng cự và chuyển dịch khỏi xu hướng tăng sang trạng thái sideway trong biên độ 1.270 - 1.290 điểm. Với thanh khoản dè dặt và tâm lý thận trọng, chỉ số VN-Index có thể giằng co thêm một thời gian nữa trước khi cân bằng trở lại. Nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng danh mục ở mức trung bình, chưa vội giải ngân khi lực cầu chưa có cải thiện rõ rệt.
Chứng khoán DSC: Xác suất thị trường giảm trong tuần này khá cao, đặc biệt sau nhiều lần thất bại tại ngưỡng 1.300 điểm. Kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 vẫn còn, nhưng nhịp điều chỉnh ngắn hạn là cần thiết để chuyển giao kỳ vọng cho nhà đầu tư có niềm tin mạnh mẽ hơn. Thị trường cần các phiên test cung-cầu chắc chắn hơn để xác định xu hướng lớn. Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn cho VN-Index là 1.270 điểm và cho VN30 là 1.240 điểm.
Khối ngoại bán ròng 272 tỷ đồng phiên 21/10, STB tiếp tục dẫn đầu danh sách xả Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên 21/10 với tổng giá trị 272 tỷ đồng. Áp lực bán gia tăng mạnh trên HOSE, phần nào ... |
Thị phần môi giới xuống "đáy" trong 8 năm, doanh thu của VNDirect thấp nhất sau 11 quý Công ty CP Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với tổng doanh thu 1.270 tỷ đồng, giảm 27% ... |
Nhận thêm án từ HNX, "cuộc chơi" của Lộc Trời (LTG) khó lại càng khó Trong bối cảnh thị giá mã LTG đang có xu hướng lao dốc, HNX tiếp tục áp dụng biện pháp hạn chế giao dịch với ... |
Nguyên Nam