Phiên giao dịch ngày 24/1, sàn HOSE có 167 mã tăng và 297 mã giảm, VN-Index giảm 4,53 điểm (-0,38%), xuống 1.172,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 733,19 triệu đơn vị, giá trị 15.507 tỷ đồng, tăng 7,24% về khối lượng và 2,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 89,13 triệu đơn vị, giá trị 2.159,64 tỷ đồng.
Nhóm VN30 níu chân thị trường khi chỉ còn 7 mã giữ được sắc xanh với mức tăng chỉ trên dưới 0,5%, trong khi có tới 19 mã mất điểm và MWG giảm mạnh nhất là 2,2%, tiếp theo là MSB giảm 1,9%. Tuy nhiên, cặp đôi lớn nhà bank là BID và VCB lại có tác động mạnh nhất tới chỉ số chung khi cùng lấy đi trên dưới 0,6 điểm.
CSI khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế việc mua mới và căn bán chốt lời |
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp đôi đột biến HCD và TVB đã không còn tăng trần. Kết phiên, HCD tăng 3,4% và TVB tăng 4,1% với thanh khoản đạt 1,8 triệu đơn vị. Trong khi đó, thị trường dành sự chú ý cho những ngôi sao mới.
Trong đó, FIR sau những nỗ lực để thoát sàn và dần thu hẹp biên độ giảm, đến phiên hôm nay đã bùng nổ. Đóng cửa, FIR tăng 7% lên mức giá trần 10.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 1,15 triệu đơn vị và dư mua trần 1,87 triệu đơn vị. Ngoài ra, LDG lực cầu tăng mạnh và đóng cửa đứng tại mức giá trần 3.020 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh hơn 8,4 triệu đơn vị và dư mua trần 2,28 triệu đơn vị.
Xét về nhóm ngành, hầu hết các nhóm đều đảo chiều giảm với mức giảm khá nhẹ, chỉ trừ bán lẻ và chế biến thủy sản giảm hơn 1%.
Ở chiều tăng, chỉ có 3 nhóm ngành là sản phẩm cao su, chứng khoán, sản xuất thiết bị. Trong đó, nhóm chứng khoán không còn khí thế như cuối phiên sáng, thậm chí nhiều mã đã đảo chiều giảm hoặc lùi về mốc tham chiếu, bên cạnh các mã tăng thu hẹp biên độ đáng kể. Điểm sáng là cổ phiếu HCM đóng cửa có hạ độ cao khi tăng 4,38% với khối lượng khớp lệnh đạt 19,15 triệu đơn vị.
Về thanh khoản, các mã ngân hàng và chứng khoán vẫn là sôi động nhất. Trong đó, SHB dẫn đầu khi có tới hơn 50 triệu đơn vị giao dịch thành công; tiếp theo là SSI, STB, VIX, VND khớp lệnh trong khoảng 20-28 triệu đơn vị, tất cả đều đóng cửa tăng nhẹ chưa tới 1%.
Trên sàn HNX, nỗ lực cũng bất thành khiến thị trường quay đầu điều chỉnh nhẹ. Chốt phiên, sàn HNX có 65 mã tăng và 86 mã giảm, HNX-Index giảm 0,73 điểm (-0,32%), xuống 228,53 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 55,98 triệu đơn vị, giá trị 993,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,92 triệu đơn vị, giá trị 136,88 tỷ đồng.
Trên UPCoM, trái với thị trường niêm yết, UPCoM-Index đã có pha đảo chiều hồi phục đầy ấn tượng trong những phút cuối phiên dù phần lớn thời gian đều giao dịch dưới mốc tham chiếu. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (+0,22%) lên 87,64 điểm với 135 mã tăng và 97 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,67 triệu đơn vị, giá trị 458 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,23 triệu đơn vị, giá trị 166,4 tỷ đồng.
VN-Index giữ xu hướng tăng trung hạn: Theo Chứng khoán Đông Á (DAS), VN-Index hiện giữ được xu hướng tăng trung hạn, tuy nhiên điều chỉnh ngắn hạn có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.160 điểm.
Chiến lược có thể áp dụng là tiếp tục giải ngân vào các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt để đồng hành với xu hướng trung hạn của thị trường, quan tâm nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản dân cư, vật liệu xây dựng...
Áp lực bán vẫn còn có thể gia tăng: Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhìn với góc độ kỹ thuật, VN-Index ghi nhận phiên giao dịch rung lắc điều chỉnh. Chỉ báo RSI và MACD ở khung đồ thị ngày đã hình thành đỉnh đầu tiên và tiếp tục hướng xuống cho thấy áp lực bán vẫn còn có thể gia tăng và ngưỡng hỗ trợ gần nhất của thị trường sẽ quanh khu vực 1.165 điểm.
Tuy nhiên, đường Senkou pan A và Senkou pan B vẫn đang hướng lên cho thấy thị trường vẫn đang nằm trong xu hướng tăng trung hạn và những nhịp điều chỉnh là cần thiết để VN-Index tiếp tục hướng lên các vùng điểm cao.
Các nhà đầu tư dài hạn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu. Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, có thể cân nhắc chốt lời những cổ phiếu cho dấu hiệu không phá vỡ được kháng cự, đồng thời gia tăng tỷ trọng với những mã kiểm định vững vùng hỗ trợ và đang trong quá trình tích lũy trước nhịp tăng mới.
Vùng quan trọng 1.165 - 1.170 điểm: Chứng khoán BIDV (BSC) thì cho rằng, trong những phiên giao dịch tới, diễn biến của VN-Index phụ thuộc vào lực cầu bắt đáy tại vùng 1.165 - 1.170 điểm.
Hạn chế việc mua mới: Theo Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI), sau phiên sụt giảm mạnh thanh khoản hôm qua, thì hôm nay thanh khoản có tăng cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp, nên tín hiệu bán tháo vẫn chưa được xác nhận.
Đây vẫn là nhịp điều chỉnh bình thường và chưa phá vỡ xu hướng tăng điểm đã thiết lập trong tuần trước. Nhịp chỉnh này có khả năng sẽ đẩy VN-Index về vùng hỗ trợ 1.165-1.169 điểm sau đó mới quay lại xu hướng tăng để test ngưỡng kháng cự mạnh 1.200-1.210 điểm.
Ở thời điểm hiện tại, CSI khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế việc mua mới và căn bán chốt lời khi VN-Index tiến tới ngưỡng kháng cự trên.
Cổ phiếu chiếu xạ duy nhất trên sàn chứng khoán cầm chắc án hủy niêm yết? Với 4 quý lỗ liên tiếp, năm 2023, APC ước tính lỗ ròng gần 36 tỷ đồng - đánh dấu 3 năm lỗ liên tiếp, ... |
BID và VCB níu chân VN-Index, dòng tiền tìm tới cổ phiếu penny Trong phiên giao dịch 24/1, dòng tiền có xu hướng dịch chuyển từ nhóm cổ phiếu ngân hàng sang nhóm penny và midcap. |
VN-Index "đổ đèo" cuối phiên, nhóm Chứng khoán "đón" tiền từ "cá mập" Diễn biến phiên giao dịch 24/1, VN-Index đã trả điểm nhẹ trong phiên sáng. Tuy nhiên, tín hiệu chốt lời tiếp tục bao phủ thị ... |
Nguyên Nam