Ngay sau thông tin về vị khách hàng nợ 8,5 triệu đồng, sau 11 năm khoản nợ bỗng "đẻ" thành 8,8 tỷ đồng, nhiều chủ thẻ Eximbank không khỏi giật mình, vội tìm cách liên hệ với ngân hàng để kiểm tra tình trạng thẻ, số dư tài khoản, dư nợ tín dụng..., đồng thời yêu cầu ngừng giao dịch, đóng thẻ, hủy thẻ để tránh phát sinh tình trạng tương tự.
Hình minh họa. |
Không chỉ riêng tại Eximbank, các ngân hàng khác cũng bị “tai bay vạ gió” khi niềm tin của khách hàng đối với thẻ tín dụng bị lung lay, tình trạng khách hàng hủy thẻ tín dụng diễn ra ở nhiều ngân hàng.
Vậy sử dụng thẻ tín dụng có thực sự đáng lo ngại hay không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Về bản chất, thẻ tín dụng là một loại thẻ thanh toán cho phép chủ thẻ chi tiêu trước và trả tiền sau. Mỗi thẻ tín dụng có một hạn mức tín dụng nhất định, là số tiền tối đa mà chủ thẻ có thể sử dụng. Hạn mức này dựa trên nhiều yếu tố như thu nhập, lịch sử tín dụng và tài sản của chủ thẻ.
Các ngân hàng đang áp dụng chính sách miễn lãi trung bình từ 45 - 55 ngày đối với các chi tiêu từ thẻ tín dụng. Sau thời hạn miễn lãi, chủ thẻ có thể thanh toán dư nợ tối thiểu hoặc thanh toán toàn bộ dư nợ theo thông báo sao kê thẻ hàng tháng.
Theo bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách Chi hội thẻ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cả nước hiện có hơn 140 triệu thẻ thanh toán, trong đó có 10,2 triệu thẻ tín dụng. Giá trị giao dịch qua thẻ tín dụng năm 2023 đạt trên 1 triệu tỷ đồng. Thẻ tín dụng không chỉ phục vụ khách hàng có thu nhập cao mà cả khách hàng trung lưu, khách hàng đại trà.
Những tiện ích mà thẻ tín dụng đem lại là rõ ràng như tiêu trước trả sau, miễn lãi từ 45 - 55 ngày, hoàn tiền sau các chi tiêu, thanh toán, cộng dặm bay với các thẻ liên kết hãng hàng không... Nhưng bên cạnh đó cũng có rủi ro.
Bà Thanh lưu ý những rủi ro của thẻ tín dụng như chậm thanh toán, ảnh hưởng điểm tín nhiệm khi xin cấp khoản tín dụng mới như vay mua nhà, mua ô tô; rủi ro mất thông tin thẻ, phát sinh giao dịch giả mạo nếu không bảo quản thẻ cẩn thận, đưa thẻ cho người khác sử dụng; rủi ro chi tiêu vượt quá nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân...
Do đó, khách hàng cần nghiên cứu kỹ quy định sử dụng, quy định về tính lãi, phí, trách nhiệm liên quan nêu trong hợp đồng sử dụng thẻ; tìm hiểu kỹ biểu phí, cách tính lãi cho thẻ, sao kê giao dịch hàng tháng, cũng như ngày đến hạn thanh toán để tránh nợ quá hạn.
Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực khẳng định lãi suất cho vay nói chung và lãi suất cho vay thẻ tín dụng nói riêng luôn được công bố. Đặc biệt, đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng phải trả đúng hạn bởi nếu quá hạn lãi suất phạt với thẻ tín dụng là tương đối cao. Không riêng tại Việt Nam mà ngân hàng các nước cũng tương tự như vậy.
Liên quan đến vụ việc khách hàng có tên P.H.A (địa chỉ tại phường Cẩm Tây, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) mở thẻ tín dụng Eximbank phát sinh dư nợ 8,5 triệu đồng sau 11 năm thành 8,8 tỷ đồng, ngày 21/3 vừa qua, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó Tổng giám đốc Eximbank cho biết, Eximbank cùng khách hàng thống nhất xử lý vụ việc, đảm bảo mức lãi phí hợp lý hợp tình cho hai bên và sẽ thông báo tới truyền thông trong thời gian sớm nhất. Không có chuyện ngân hàng thu 8,8 tỷ đồng.
NHNN yêu cầu lãnh đạo Eximbank lập tức trả lời dư luận về vụ “lùm xùm” nợ thẻ tín dụng đang “nóng” những ngày qua Ngày 19/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP ... |
Thông tin mới nhất về vụ “lùm xùm” khách hàng nợ thẻ tín dụng tại Eximbank Sau khi có chỉ đạo khẩn từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chiều ngày hôm qua (20/3), Eximbank đã phát đi thông tin liên quan ... |
Thùy Chi