Cụ thể, PGBank vừa công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024. Đại hội dự kiến được tổ chức vào ngày 26/7 và ngày đăng ký cuối cùng là 3/6. Nội dung cụ thể của đại hội chưa được công bố chi tiết. Tuy nhiên, HĐQT cũng thông qua kế hoạch dự kiến bầu bổ sung 2 Thành viên HĐQT Độc lập nhiệm kỳ 2020 - 2025. Do đó, nhiều khả năng ĐHĐCĐ bất thường 2024 của ngân hàng này sẽ thảo luận về vấn đề nhân sự.
Ảnh: Internet |
PGBank là nhà băng có sự biến động thượng tầng lớn sau khi Petrolimex thoái vốn với loạt thay đổi ở dàn lãnh đạo cấp cao từ Chủ tịch cho đến Tổng Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát.
Tháng 10/2023, ĐHĐCĐ của ngân hàng này cũng đã bầu bổ sung 5 thành viên hội đồng quản trị và 2 thành viên ban kiểm soát tuy nhiên những biến động này chưa dừng lại ở đó.
Trước đó, trước thềm ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 Tổng Giám đốc PG Bank Đinh Thị Huyền Thanh, đã có đơn xin từ nhiệm khỏi vị trí Tổng Giám đốc (từ ngày 25/4) và thành viên HĐQT vì lý do cá nhân. Bà Thanh được bầu làm thành viên HĐQT kiêm Quyền Tổng Giám đốc PGBank từ tháng 10/2023 và chính thức làm Tổng Giám đốc vào ngày 15/11/2023.
Đồng thời, ông Nguyễn Thành Lâm - Thành viên HĐQT độc lập cũng có đơn xin rời HĐQT. ĐHĐCĐ thường niên của PGBank đã thông qua việc miễn nhiệm hai thành viên này nhưng chưa có thông tin về việc bổ sung nhân sự HĐQT.
Về tình hình kinh doanh của PGBank, lợi nhuận trước thuế quý I của đạt 116 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 93 tỷ đồng, giảm 24%. Trong khi tổng thu nhập hoạt động quý I/2024 của ngân hàng giảm 3,8% so với cùng kỳ, chỉ đạt 376 tỷ đồng, thì chi phí hoạt động lại tăng 16,8% lên 218 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro giảm 17,6%, ở mức 42 tỷ.
Nguyên nhân chính khiến tổng thu nhập hoạt động sụt giảm đến từ các mảng kinh doanh phi tín dụng. Ngân hàng ghi nhận lỗ thuần 9 tỷ đồng từ hoạt động dịch vụ, trong khi cùng kỳ có lãi 14 tỷ. Thu nhập lãi thuần trong khi đó tăng 11,3%, đạt 378 tỷ đồng.
Tại ngày 31/3/2024, tổng tài sản ngân hàng này là 58.764 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng giảm 0,4% xuống 35.185 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 4,2% lên 37.244 tỷ đồng. Nợ xấu cuối quý I là 1.033 tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 2,85% lên 2,93%.
Năm 2024, ngân hàng PGBank lên kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh so với năm 2023. Nhà băng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 554 tỷ đồng, tăng gần 58% so với kết quả thực hiện năm 2023. Tổng thu thuần của nhà băng này được kỳ vọng ở mức 2.086 tỷ đồng, tăng gần 49,7% so với thực hiện năm 2023, trong khi chi phí hoạt động và dự phòng được dự báo sẽ tăng thêm 46,9%, lên 1.532 tỷ đồng.
Vốn điều lệ dự kiến lên mức 5.000 tỷ đồng sau khi thực hiện xong kế hoạch tăng vốn. Hiện ngân hàng đã thực hiện xong cấu phần thứ nhất trong kế hoạch tăng vốn là phát hành 120 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, HĐQT PGBank cũng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng lên 63.503 tỷ đồng, cao hơn 14% so với cuối năm 2023. Dư nợ tín dụng dự báo sẽ tăng 12,9% lên 40.476 tỷ đồng, trong khi tổng huy động dự kiến đạt 56.530 tỷ đồng, tăng 13,5%.
Biến động nhân sự chưa kết thúc, 2 sếp PGBank bất ngờ xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ Hai nhân sự cấp cao của PGBank vừa nộp đơn xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức vào ngày 20/4 ... |
PGBank báo lãi "đi lùi" 24%, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh trong quý I/2024 Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank – UPCOM: PGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024. |
Nhân sự "thượng tầng" PGBank lần lượt dứt áo ra đi Mới đây, bà Đinh Thị Huyền Thanh vừa có đơn xin từ nhiệm khỏi vị trí Tổng Giám đốc và Thành viên HĐQT của Ngân ... |
Tuệ Nhi