Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC
Khuyến nghị mua cổ phiếu CTG ở mức giá hiện tại
Mức Stock Rating của CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) ở mức 83 điểm cho nên FSC đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Ở mức giá hiện tại, P/B của CTG ở mức 1.3x, thấp hơn mức trung bình ngành là 1.6x. Đồ thị giá của CTG đóng cửa tăng 2% với khối lượng giao dịch tăng mạnh 77% so với phiên trước đó và tăng hơn 120% so với mức khối lượng trung bình 20 phiên.
FSC khuyến nghị các nhà đầu tư có thể xem xét mua cổ phiếu CTG ở mức giá hiện tại. |
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể sẽ nhanh chóng vượt mức kháng cự ngắn hạn 33.3 và xác nhận mô hình tam giác tiếp diễn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của CTG cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư có thể xem xét mua cổ phiếu CTG ở mức giá hiện tại với tỷ trọng dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi mức Sức mạnh giá trên mức 80 điểm.
Trong bối cảnh giá khí tự nhiên giảm, giá bán của GAS sẽ được tính toán neo theo % giá dầu Brent nên Tổng Công ty khí Việt Nam – CTCP (HOSE: GAS) sẽ hưởng lợi khi giá dầu Brent tăng cao. FSC kỳ vọng giá dầu sẽ giữ ở mức cao từ đây đến cuối năm 2023 nhờ: 1) hành động cắt giảm sản lượng của OPEC+; 2) vấn đề Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn làm hạn chế nguồn cung từ Nga; 3) nhu cầu dự kiến sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới phục hồi.
Theo đó, FSC kỳ vọng GAS sẽ phục hồi lợi nhuận tốt trong nửa cuối năm nhờ 1) giá dầu tăng cao trở lại; 2) doanh thu kỳ vọng tăng trưởng trở lại khi kinh tế hồi phục và nhu cầu tăng từ các doanh nghiệp FDI; 3) kho LNG Thị Vải bắt đầu đóng góp doanh thu.
Động lực tăng trưởng trung hạn từ 2 dự án LNG: 1) Dự án kho LNG đã bắt đầu vận hành chính thức từ tháng 7/2023, phục vụ cho các nhà máy điện khí và khách hàng công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tổng công suất 1 triệu tấn và sẽ bắt đầu đóng góp vào doanh thu từ Q3/2023;
2) Dự án Lô B, đây là dự án quan trọng vì sẽ bù đắp sản lượng khí giảm sút từ các bể cũ Cửu Long và Nam Côn Sơn, GAS sẽ có quyền lợi trong khoảng 6-7 tỷ m3 khí tại đây (tương đương 55-70% sản lượng hiện tại), dự án Lô B dự kiến sẽ được thông qua Quyết định đầu tư (FID) cuối cùng trong quý 4/2023 hoặc quý 1/2024 và sẽ là thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu.
Cơ cấu tài sản lành mạnh: Tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là 40.767 tỷ đồng, tương đương 46% tổng tài sản. Trong khi đó, tổng nợ vay cuối quý 2/2023 là 6.036 tỷ đồng (-27% YoY, -1,0% QoQ), tỷ lệ Nợ vay/VCSH ở mức rất thấp, chỉ 0.09x lần. Lượng tiền mặt dồi dào giúp GAS: 1) chuẩn bị tốt cho dự án kho LNG Thị Vải; 2) nhận lãi tiền gửi tăng đến khi triển khai dự án Lô B.
FSC sẽ định giá GAS bằng 2 phương pháp P/E và P/B, tỷ trọng 50% mỗi phương pháp. FSC dùng mức P/E và P/B dự phóng lần lượt là 18,0x và 3,6x lần, tương đương mức trung bình 2 năm do triển vọng kinh doanh tích cực khi giá dầu tăng cao và kho LNG Thị Vải sắp vận hành chính thức. Kết quả dự phóng trung bình là 134.318 đồng/cp. Theo đó, FSC đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GAS với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng +22,6% so với giá đóng cửa ngày 15/9/2023.
BVSC ước tính kết quả kinh doanh quý 3/2023 của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) với doanh thu thuần đạt 3.387 tỷ đồng (giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 387 tỷ đồng (giảm 47%). Trong đó, doanh thu giảm nhẹ so với quý II/2023 với sản lượng ước tính tăng hơn 60% nhờ hưởng lợi thị trường chung phục hồi, bù đắp cho giá bán bình quân giảm hơn 30%.
Biên lợi nhuận cũng giảm mạnh từ 31% về mức 21%, bên cạnh việc giá bán các sản phẩm cốt lõi giảm mạnh thì giá khí đầu vào cũng tăng so với cùng kỳ do DCM đang tạm trích chi phí mua khí đầu vào theo tỷ trọng khí mua từ Petronas chiếm 50% (trong khi trước đây tỷ lệ này chỉ 10-15%). Với trọng số này, BVSC ước tính chi phí khí đầu vào (bao gồm thuế và giá vận chuyển khí) là 9,8 USD/mmbtu trong 2023, tăng 2% so với 2022.
Điểm nhấn đầu tư: Chi phí khấu hao sẽ giảm đáng kể từ quý 4/2023 do các nhà máy Ure DCM đã hết khấu hao từ cuối quý 3. BVSC ước tính chi phí khấu hao hàng năm của nhà máy Ure dao động từ 1.000–1.200 tỷ đồng mỗi năm (tương đương 50%, 26% và 65% lợi nhuận trước thuế năm 2021-2022-2023). Ước tính chi phí khấu hao trong năm 2024 sẽ giảm 877 tỷ đồng so với 2023. BVSC nhận định việc hết khấu hao nhà máy Ure là đòn bẩy giúp DCM có lợi nhuận tăng trưởng mạnh 61% trong 2024.
Bên cạnh đó, DCM có năng lực tài chính mạnh mẽ với số dư tiền mặt ròng 10.200 tỷ trong khi đó tỷ lệ nợ ròng/vốn CSH là -92,1% vào cuối quý 2/2023. BVSC ước tính lợi nhuận sau thuế của DCM duy trì ở mức 1.700–2.200 tỷ đồng trong giai đoạn 2024–2028, duy trì dự báo cổ tức giai đoạn 2024-2028 là 2.500–3.000 đồng/cp (lợi suất cổ tức 7- 8%), tương ứng tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận trung bình là 75% trong giai đoạn 2024-2028.
BVSC ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế Cổ đông công ty mẹ của DCM trong năm 2024 (theo kịch bản cơ sở: tỷ trọng sản lượng khí đầu vào PVN và Petronas là 70:30, ước tính giá khí 8,7 USD/mmbtu) lần lượt đạt 14.041 tỷ đồng (tăng 10,6% so với năm trước) và 2.301 tỷ đồng (tăng trưởng 61%).
Ở mức giá hiện tại, DCM đang giao dịch tại mức P/E 2024 là 7,2x; thấp hơn mức trung bình 5 năm ngành phân bón là 9,7x. Với phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và P/E, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho cổ phiếu DCM với giá mục tiêu là 40.500 đồng/cp – tỷ suất sinh lời là 18,6% với kỳ vọng thị trường phân bón tiếp tục phục hồi và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ổn định từ 2.300-2.500 tỷ/năm trong giai đoạn 2024-2028 sau khi hết khấu hao trong 2023.
Quý 2/2022, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) thu về 4.272 tỷ đồng doanh thu thuần (-23% yoy). Trong đó, doanh thu từ chế biến gỗ đạt 544 tỷ đồng, ghi nhận mức giảm lớn nhất (-53% yoy). Doanh thu mảng cốt lõi cao su cũng giảm nhẹ 3% yoy đạt 3,129 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của GVR quý 2/2023 đạt 717 tỷ đồng (-40% yoy). Lũy kế 6 tháng đầu năm, GVR lần lượt hoàn thành 30% doanh thu và 43% lợi nhuận kế hoạch đặt ra cho 2023.
Kì vọng về sự hồi phục mảng cao su GVR của KBSV đến từ (1) sự phục hồi cầu cao su từ các thị trường lớn đặc biệt là Trung Quốc khi mà cầu cao su thế giới 2023 dự báo tăng 14% và (2) giá cao su tăng theo đà tăng giá cao su thế giới do tác động tích cực từ cầu cũng như giá dầu kì vọng vẫn neo ở mức cao
Việc Nam Tân Uyên 3 – KCN nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bình Dương – được giao đất vào cuối tháng 5 vừa qua đã tạo dư địa tăng trưởng trong ngắn và trung hạn cho GVR, dự kiến đóng góp vào kết quả kinh doanh của GVR từ 2024.
Từ nay cho đến 2025, tập đoàn đặt ra mục tiêu chuyển đổi đất cho ít nhất 2.900 ha. Với sự phức tạp và chậm trễ của quy trình pháp lý, GVR dồn lực tập trung đẩy nhanh tiến độ cho 8 KCN, kì vọng có thể đưa vào khai thác bắt đầu từ năm sau, muộn nhất là vào năm 2026.
KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GVR, mức giá mục tiêu 26.700 đồng/cp, tương ứng với mức sinh lời 17,6% so với mức giá đóng cửa ngày 12/9/2023.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Phiên giao dịch ngày 13/9/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Phiên giao dịch ngày 14/9/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Phiên giao dịch ngày 15/9/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Đức Anh