Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 23/10, chỉ số VN-Index giảm 1,51 điểm (-0,12%) xuống 1.268,38 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 150 mã tăng, 183 mã giảm và 81 mã tham chiếu. Thanh khoản trên sàn HOSE đạt hơn 299,5 triệu cổ phiếu, với giá trị giao dịch đạt 7.184 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 0,09 điểm (-0,04%) xuống còn 225,41 điểm, với 54 mã tăng và 73 mã giảm. Khối lượng giao dịch trên HNX đạt 20,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 338 tỷ đồng. UPCoM-Index cũng ghi nhận mức giảm 0,16 điểm (-0,18%) dừng tại 91,57 điểm, với 97 mã tăng và 107 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 27 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 436 tỷ đồng.
10h30: VN-Index ghi nhận mức giảm 4,5 điểm, lùi về vùng 1.265 điểm do áp lực bán gia tăng. Chỉ có 5/19 nhóm ngành giữ được sắc xanh, bao gồm công nghệ thông tin, dầu khí, và bảo hiểm. Trong khi đó, các nhóm ngành lớn như ngân hàng giảm 0,5%, bất động sản giảm 0,2% và chứng khoán giảm 0,1%.
Các cổ phiếu trong rổ VN30 diễn biến khá phân hóa, nhưng sắc đỏ chiếm ưu thế. Những mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số gồm VHM, TCB, MWG và HDB, lần lượt lấy đi 1,29 điểm, 0,92 điểm, 0,82 điểm và 0,54 điểm. Ngược lại, VIC, FPT, STB và VRE vẫn duy trì đà tăng, đóng góp hơn 2,7 điểm vào chỉ số VN30-Index.
Nhóm tài chính tiếp tục là tâm điểm trong bối cảnh có sự phân hóa và sắc đỏ lấn lướt. Áp lực bán đến từ các cổ phiếu ngân hàng như VIB (-1%), TCB (-0,8%), HDB (-0,9%) và TPB (-0,5%). Ở chiều ngược lại, một số mã như STB (+0,3%), SSI (+0,3%), EVF (+1,4%) và CTS (+0,6%) duy trì được sắc xanh, nhưng không đủ để làm thay đổi xu hướng chung.
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu cũng ghi nhận diễn biến giằng co với độ rộng nghiêng về bên bán. Nhiều mã như DGC (-1%), HPG (-0,5%), GVR (-1,6%) và DCM (-0,4%) đều giảm điểm. Tuy nhiên, một số mã vẫn giữ sắc xanh như ECO (+4,9%), TNT (+0,2%), PHR (+0,7%) và ALV (+13,1%), nhưng tác động của các mã này không đáng kể.
So với đầu phiên, bên mua và bên bán giằng co khá quyết liệt. Hơn 1.000 mã đang đứng giá, trong khi số mã giảm là 335 mã (10 mã giảm sàn) và số mã tăng là 210 mã (14 mã tăng trần).
9h30: Sau phiên giảm mạnh ngày 22/10, nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khiến VN-Index dao động trong biên độ hẹp. Chỉ số hồi phục ngay từ đầu phiên, tăng 3 điểm lên mức 1.273 điểm sau đợt ATO, nhưng hiện tượng "xanh vỏ, đỏ lòng" xuất hiện khi số mã giảm là 136, áp đảo số mã tăng là 118.
Trong bối cảnh này, hôm nay là ngày dự kiến Vinhomes bắt đầu thương vụ mua lại 370 triệu cổ phiếu VHM từ 23/10 đến 21/11. Tuy nhiên, cổ phiếu VHM vẫn giảm 0,93% về 47.800 đồng/cp, với thanh khoản đạt 1,2 triệu đơn vị. Ngược lại, hai "người anh em" trong họ Vingroup là VIC và VRE lại diễn biến tích cực hơn. Cổ phiếu VIC tăng mạnh hơn 3%, mức tăng cao nhất trong rổ VN30, còn VRE cũng theo sau với mức tăng 1,1%.
Khối ngoại bán ròng khoảng 44 tỷ đồng, tập trung vào các mã FPT, VHM và VRE. Điều này đã tạo thêm áp lực điều chỉnh cho thị trường.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp, xả mạnh chứng chỉ quỹ FUEVFVND Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên 22/10 với giá trị 222 tỷ đồng, đánh dấu chuỗi 8 phiên xả hàng liên tiếp. Áp lực ... |
Nhận định chứng khoán phiên 23/10: Rủi ro điều chỉnh kéo dài, nhà đầu tư cần thận trọng Thị trường tiếp tục điều chỉnh mạnh, VN-Index giảm gần 10 điểm với thanh khoản tăng. Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu ... |
Hôm nay Vinhomes bắt đầu thương vụ lịch sử: VIC tăng bốc đầu, VHM bất ngờ giảm sâu Trong ngày mà Vinhomes bắt đầu mua lại cổ phiếu quỹ VHM, các mã trong họ nhà Vin có phản ứng trái chiều. Trong khi ... |
Đức Anh