Sau 6 tuần liên tiếp tăng điểm mạnh từ vùng giá 1.120 điểm -1.125 điểm, VN-Index đã có tuần giảm điểm mạnh lấy đi thành quả tăng điểm của 3-4 tuần trước. Kết thúc tuần VN-Index có phiên cuối tuần giảm mạnh 55,49 điểm (-4,50%) về mức 1.177,99 điểm với khối lượng giao dịch hơn 1,645 tỉ cổ phiếu, thanh khoản cao nhất lịch sử, qua đó kết tuần giảm 4,40% so với tuần trước.
Ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, đợt giảm lần này sẽ nhanh chóng kết thúc chứ không kéo dài như 3 tháng trước đó. Trong trường hợp xấu nhất, ông Minh dự báo "đáy" của nhịp giảm ở mức 1.125 điểm và hỗ trợ gần nhất là 1.160 điểm. |
Theo Dragon Capital, đợt điều chỉnh mạnh xuất hiện khi thị trường có một số thông tin như:
Thứ nhất, việc nhiều nhà đầu tư e sợ biến động về tỷ giá gần đây sẽ làm ảnh hưởng tới chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam thời gian tới.
Thứ hai, quỹ ngoại cũng đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục nhiều phiên dẫn đến tâm lý e ngại về sự điều chỉnh mạnh.
Thứ ba, động thái giảm margin tại một công ty chứng khoán lớn trong những ngày gần đây có thể kích hoạt một đợt bán chốt lời trên diện rộng của nhà đầu tư.
Về triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp, quý 1/2023 có thể là quý có kết quả kém nhất và xu hướng đang trong chiều hướng tích cực. Chu kỳ lợi nhuận một số ngành đang vào khu vực đáy, do đó xét theo tiêu chí P/E có thể sẽ không phản ánh hết được về định giá doanh nghiệp.
Về thị trường, bối cảnh hiện tại đang diễn ra trên nền chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khoá sau nhiều năm không đầu tư đang bắt đầu trở mình mạnh mẽ và lợi nhuận doanh nghiệp đang trên đà phục hồi.
Theo số liệu quá khứ, không dễ để thị trường có những đợt chỉnh lớn hơn mức 12%. Ngay cả trong tháng 7/2021, khi Việt Nam phải đóng cửa gần như toàn bộ nền kinh tế, thị trường giảm không quá 13%.
"Chúng tôi khuyên không nên đoán đáy của thị trường. Lịch sử của những đợt sụt giảm với lý do tương tự trong quá khứ đã cho thấy, nhà đầu tư rời bỏ thị trường sớm giai đoạn này thường quay lại với mức giá cao hơn sau khi thị trường hồi phục", Dragon Capital Việt Nam đưa quan điểm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, trong tuần vừa qua, VN-Index chính đã tiệm cận mức đỉnh tháng 3, quanh 1.260-1.265 điểm hết phiên thứ 5 (17/8). Sang phiên thứ 6 (18/8) bất ngờ giảm sâu tới 55 điểm về vùng 1.178 điểm, chuyên gia đánh giá nhịp giảm này phản ánh dư địa tăng thêm của thị trường trong ngắn hạn không còn lớn, do đó gây nên áp lực điều chỉnh.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán Yuanta Việt Nam |
Tuy nhiên, đặc điểm của sóng giảm đợt này sẽ nhanh chóng kết thúc chứ không kéo dài. Theo thống kê của đội ngũ phân tích Yuanta, xu hướng trung hạn của thị trường sẽ xuất hiện 2 nhịp giảm lớn, nhịp giảm lần đầu có thời gian kéo dài thì nhịp giảm kế tiếp sẽ nhanh chóng kết thúc. Chỉ số đã có đợt điều chỉnh đi ngang từ giai đoạn tháng 2 đến tháng 4, kéo dài 3 tháng.
Ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, đợt giảm lần này sẽ nhanh chóng kết thúc chứ không kéo dài như 3 tháng trước đó. Trong trường hợp xấu nhất, ông Minh dự báo "đáy" của nhịp giảm ở mức 1.125 điểm và hỗ trợ gần nhất là 1.160 điểm.
Nói về 4 tháng cuối năm, vị chuyên gia này cho rằng, VN-Index sẽ bước vào sóng tăng 5. Sóng tăng này có thể bước tới 1.415 điểm, nhưng chúng ta cần phải lựa chọn cổ phiếu cẩn trọng tình trạng mua đâu thắng đó không còn xảy ra trong sóng 5 này nữa. Theo ông Minh, hiện thị trường không có quá nhiều lựa chọn mà sắp tới sẽ bước vào giai đoạn phân hóa rõ nét hơn.
Ông Minh cho rằng, giai đoạn này khó hơn, thanh khoản cũng sụt giảm so với sóng tăng vừa qua dù mức sụt giảm không lớn nhưng chiến lược chọn cổ phiếu khó khăn hơn so với thời điểm trước. Bởi trong xu hướng trung hạn, nếu nhịp giảm lần đầu kéo dài thời gian thì nhịp giảm tiếp theo sẽ nhanh chóng kết thúc.
Nhận định về định giá của thị trường, theo phân tích của chuyên gia, mức định giá hiện nay không còn rẻ nhưng chưa phải là vùng rủi ro. So sánh ở thời điểm hiện tại với giai đoạn 2017 - 2018 mức chênh lệch lãi suất tiết kiệm và VN-Index chưa phải là cao, dư địa tăng trưởng vẫn còn trong năm 2023.
Đối với margin, thị trường đang lo ngại tình trạng căng margin, tuy nhiên đây chưa phải là mức rủi ro so với giai đoạn trước. Năm ngoái, nhiều công ty chứng khoán huy động vốn thành công, nâng vốn sở hữu lên cao, nên hiện tại tỷ lệ margin trên vốn sở hữu dù tăng nhưng vẫn thấp so với quý II/2022 chính vì thế dư địa margin còn lớn ở thời điểm hiện tại.
Ông Minh cũng đưa ra 3 kịch bản cho VN-Index từ nay đến cuối năm.
Kịch bản thứ nhất xác suất kỳ vọng 40% P/E 18x và Vn-Index đạt 1.518 điểm. Kịch bản thứ hai xác suất 50% P/E 15x và Vn-Index đạt 1.265 điểm. Kịch bản tiêu cực nhất là xác suất 10% P/E 10x và VN-Index đạt 885 điểm.
Về triển vọng cổ phiếu, Chứng khoán Yuanta đưa ra 6 nhóm ngành tiềm năng trong thời gian tới.
Nhóm thứ nhất là Chứng khoán với điểm nhấn lãi suất giảm, thị trường chứng khoán kỳ vọng tăng trưởng 6 tháng năm và thanh khoản cải thiện.
Nhóm thứ hai là Hóa chất với điểm nhấn nhu cầu hồi phục và tình trạng thiếu hụt lương thực do tiết cung tại Ấn Độ, thúc đẩy các nước đẩy mạnh sản lượng. Giá hóa chất phục hồi và kỳ vọng duy trì đà tăng trong những tháng cuối năm 2023.
Nhóm thứ ba là bất động sản. Theo ông Minh, lãi suất giảm cùng với các biện pháp khôi phục sẽ giúp thanh khoản thị trường bất động sản. Cùng với đó, áp lực lớn nhất của trái phiếu bất động sản đã có dấu hiệu giảm dần.
Đối với các sự kiện trên thị trường quốc tế có thể gây tác động tới chứng khoán Việt Nam, Dragon Capital chỉ ra sự thận trọng của Fed về lãi suất và lạm phát trong biên bản cuộc họp tháng 7/2023. Tiếp sau Moody's, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cũng đã cảnh báo có thể hạ xếp hạng tín nhiệm của hàng chục ngân hàng Mỹ. Trái phiếu 10 năm của Mỹ chạm 4,3%. Chính những điều này làm cho S&P 500 rớt gần 5% trong 3 tuần qua.
Theo Dragon Capital, một điểm không thể phủ nhận là Fed đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ thắt chặt. Dựa trên số liệu quá khứ, khi bước vào đoạn cuối của chu kỳ này, thị trường sẽ có những đợt điều chỉnh vừa phải từ 7-10% để phản ánh hai rủi ro, một là có suy thoái và hai là nếu không có suy thoái thì lãi suất cao sẽ duy trì bao lâu.
Không những vậy, việc giảm tốc của kinh tế Trung Quốc cũng được cho là một nhân tố rủi ro đối với kinh tế Mỹ và các nền kinh tế láng giềng tại châu Á của Trung Quốc.
Trước đó vào quý 1/2023, giai đoạn Fed liên tục tăng lãi suất, tiền trợ giúp Covid cho người dân bắt đầu hết, hầu hết nhà đầu tư và các nhà kinh tế học đều kỳ vọng suy thoái sẽ diễn ra với nền kinh tế Mỹ. Đây có lẽ là sự kỳ vọng lâu nhất, được nhiều người tin nhất, nhưng lại không diễn ra như mong đợi. Thị trường nhà ở, thị trường lao động, tăng trưởng kinh tế, và lợi nhuận của S&P 500 đều tăng vượt kỳ vọng. Thêm vào đó lạm phát lại trở nên tốt hơn dự tính. Đó là nguyên nhân của sự vững chắc và tăng trưởng của S&P 500 trong vài tháng qua.
Nhà đầu tư nên dừng bán tháo, thị trường có thể sớm xuất hiện nhịp phục hồi kỹ thuật Sau 4 phiên giằng co, thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc tuần bằng phiên bán tháo trên diện rộng khiến VN-Index xuyên thủng ... |
Nhận định chứng khoán ngày 21/8: Có thể tiếp diễn một vài phiên biến động mạnh Thị trường chứng khoán chấm dứt chuỗi 6 tuần tăng điểm liên tiếp, VN-Index đóng cửa tại mức 1.178 điểm, giảm 4,4% so với tuần ... |
MBS chỉ ra yếu tố tích cực hỗ trợ thị trường chứng khoán trong thời gian tới Tính từ đầu năm 2023 đến nay, VN-Index ghi nhận mức tăng xấp xỉ 26%, là một trong số các thị trường có mức tăng ... |
Quỳnh Nga