Cụ thể, Techcombank mua lại toàn bộ 4.000 tỷ đồng trái phiếu mã TCBL2326004 và 2.000 tỷ đồng lô trái phiếu TCBL2326005. Cả 2 lô trái phiếu đều có kỳ hạn 3 năm, được phát hành vào cuối tháng 7 năm ngoái, tương ứng lịch đáo hạn là vào tháng 7 năm 2026. Lãi suất lô TCBL2326004 là 6,7% và còn TCBL2326005 là 6%. Các thông tin khác về trái chủ, mục đích phát hành, tổ chức đứng ra thu xếp,... không được công bố.
Tính từ đầu năm đến nay, Techcombank đã có tổng cộng 5 lần mua lại trái phiếu trước hạn. Ảnh minh họa. |
Tính từ đầu năm đến nay, Techcombank đã có tổng cộng 5 lần mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó, lô trái phiếu có giá trị lớn nhất mà ngân hàng này mua lại trong năm nay là TCBL2326003 với 5.000 tỷ đồng, được phát hành vào ngày 29/6/2023.
Tổng số tiền mà Techcombank đã bỏ ra để mua lại số trái phiếu trước hạn nói trên là 14.000 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, Techcombank cũng tích cực huy động lượng lớn trái phiếu trong năm 2024. Lần gần nhất là vào ngày 28/6 vừa qua, ngân hàng này đã huy động 3 mã trái phiếu TCBL2427007, TCBL2427008 và TCBL2427009 với khối lượng mỗi lô trái phiếu là 2.000 tỷ đồng. Cả 3 lô trái phiếu đều có kỳ hạn 3 năm, tương ứng thời gian đáo hạn là 28/6/2027.
Ở diễn biến liên quan, Techcombank vừa công bố danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng theo quy định mới của Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ 1/7. Trong danh sách bao gồm 13 cổ đông, trong đó có 6 cá nhân và 7 tổ chức nắm giữ 1,84 tỷ cổ phiếu TCB, tương đương tỷ lệ sở hữu 52,265% ngân hàng.
Theo đó, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank, nắm giữ 39,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 1,116%. Tỷ lệ sở hữu của nhóm người có liên quan tới ông Hùng Anh là hơn 18,78%, tương đương hơn 661 triệu cổ phiếu.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, vợ ông Hồ Hùng Anh nắm hơn 174 triệu cổ phiếu TCB, tương đương gần 5% vốn điều lệ, là cá nhân nắm nhiều cổ phiếu nhất của Techcombank. Bà Thủy hiện cũng là Chủ tịch Công ty CP One Mount Group và Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng.
Nhóm người có liên quan của bà, bao gồm cả cá nhân và tổ chức, sở hữu hơn 980 triệu cổ phiếu TCB, tương đương tỷ lệ sở hữu 27,8% vốn ngân hàng.
Ngoài ra, trong danh sách nói trên còn có tên của ba người con của ông Hồ Hùng Anh (nắm 11,832% vốn) cùng bà Nguyễn Hương Liên là em dâu của ông (nắm 1,977% vốn).
Bên cạnh đó, danh sách cũng công bố 6 tổ chức đang nắm giữ trên 1% vốn ngân hàng. Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Masan là tổ chức nắm nhiều cổ phiếu nhất với hơn 524 triệu cổ phiếu, tương đương 14,88% vốn của ngân hàng. Nếu tính cả người có liên quan, tỷ lệ nhóm này sở hữu là 15,15% vốn điều lệ.
4 quỹ ngoại gồm Quỹ đầu tư chính phủ Singapore sở hữu hơn 1%; Morgan Stanley & Co. International Plc nắm 1,45%; COG Investment I B.V và người liên quan nắm 7,9%; Vesta VN Investments B.V và người liên quan nắm 7,9%.
Ngoài ra, một tổ chức chuyên tư vấn giáo dục, du học là Công ty TNHH Mapleleaf sở hữu 4,96% vốn của ngân hàng. Người đại diện theo pháp luật của công ty này là bà Phạm Thị Thuỳ Trang.
Về tình hình kinh doanh tại Techcombank, sau nửa đầu năm 2024, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 15.600 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này giúp Techcombank vượt "ông lớn" BIDV (15.500 tỷ đồng) và xếp thứ hai sau Vietcombank (20.834 tỷ đồng).
Nửa đầu năm 2024, tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng đạt 481.900 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm và 26,2% so cùng kỳ. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 37,4% với số dư CASA ở mức cao nhất trong lịch sử ngân hàng này, đạt hơn 180.000 tỷ đồng.
Tín dụng tại ngân hàng ghi nhận tăng trưởng 11,6% so với đầu năm, lên ngưỡng 591.600 tỷ đồng, phù hợp với hạn mức tín dụng được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước.
Vừa huy động thành công 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu, OCB dồn dập mua lại 3 lô trái phiếu trước hạn Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có công bố kết quả phát hành trái phiếu và mua lại trái phiếu trước hạn ... |
Tuệ Nhi