Thị trường cạnh tranh gay gắt, Bia Hà Nội "dư sức" vượt xa kế hoạch lợi nhuận

30/01/2024 - 18:45
(Bankviet.com) Lũy kế cả năm 2023, Bia Hà Nội "bỏ túi" 355 tỷ đồng, gấp 160% kế hoạch lợi nhuận mà doanh nghiệp này đề ra.

Mới đây, Công ty CP Bia Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) công bố tình hình kinh doanh quý IV năm 2023 cũng như toàn cảnh năm 2023 với lợi nhuận vượt xa kế hoạch đề ra.

Theo đó, quý IV/2023, Bia Hà Nội ghi nhận 2.246 tỷ đồng doanh thu, tương ứng giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ giá vốn, công ty lãi gộp 542 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Tỷ suất sinh lời gộp trong giai đoạn 3 tháng cuối năm đạt 24%, trong khi cùng kỳ năm trước cao hơn một điểm phần trăm.

Cùng chiều, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm mạnh trong quý IV/2023, trong khi nguồn thu tài chính tăng 21% là nguyên nhân giúp lợi nhuận được cải thiện. Chi tiết, sau khi khấu hao chi phí và thuế, Habeco báo lãi sau thuế đạt 64 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, đây là quý thứ ba liên tiếp lợi nhuận sau thuế của công ty tăng trưởng âm.

Thị trường cạnh tranh gay gắt, Bia Hà Nội
Lợi nhuận sau thuế của Habeco từ năm 2020 - 2023.

Lũy kế cả năm 2023, Habeco đem về doanh thu thuần 7.757 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 355 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 8% và 30% so với năm trước. Loại trừ năm 2021 - thời điểm ngành bia bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, thì lợi nhuận của Habeco năm 2023 là mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ.

Năm 2023, Ban Lãnh đạo của doanh nghiệp này đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu dự kiến đạt hơn 7.367 tỷ đồng và 222,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả như trên, Habeco đang 5% chỉ tiêu doanh thu và vượt xa 60% kế hoạch lợi nhuận năm.

Theo phân tích của các nhân sự cấp cao tại công ty, lợi nhuận cả năm giảm do doanh thu bán hàng giảm, cộng thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bia. Doanh nghiệp cũng đề cập đến một trong những yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh là việc tăng cường kiểm soát nồng độ cồn trong những tháng cuối năm.

Bối cảnh kinh doanh của ngành bia nói chung đang có nhiều khó khăn khi thu nhập của người dân bị ảnh hưởng. Dẫu vậy, giai đoạn hiện nay lại được đánh giá là cơ hội để các doanh nghiệp nội địa, trong đó có Habeco gia tăng thị phần, khi người tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển từ sử dụng các sản phẩm cao cấp, cận cao cấp xuống các dòng sản phẩm ở phân khúc bình dân. Lợi thế này càng được củng cố nhờ hệ thống phân phối - bán hàng kết hợp giữa kênh phân phối truyền thống thông qua các đại lý, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ với các gian hàng chính hãng trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee giúp phục vụ tốt hơn cho nhu cầu mua về nhà sử dụng.

Tính đến thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của Habeco đạt 7.139 tỷ đồng, giảm 116 tỷ đồng so với đầu năm. Habeco đang nắm giữ hơn 1.164 tỷ đồng tiền mặt, tăng gấp đôi so với đầu năm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn hơn 2.724 tỷ đồng được ghi nhận vào khoản mục “đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”.

Tổng nợ phải trả tại thời điểm cuối năm 2023 là 1.825 tỷ đồng, giảm hơn 100 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng áp đảo trong số này với 1.703 tỷ đồng.

Habeco hiện có vốn chủ sở hữu 5.313 tỷ đồng. Quỹ đầu tư phát triển của công ty khoảng 1.544 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn hơn 764 tỷ đồng.

Habeco (BHN) lên kế hoạch lợi nhuận giảm trong năm nay

Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco – mã: BHN) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm ...

Habeco (BHN) chi trả cổ tức 12%, Bộ Công Thương nhận hàng trăm tỷ đồng

Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) chốt ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức ...

Nhờ bán "bát trân ngự thiện", Yến sào Khánh Hòa đem về doanh thu gần 6 tỷ đồng một ngày

Tổng giá trị xuất khẩu chính ngạch của Yến sào Khánh Hòa sang Trung Quốc trong năm 2023 đạt 225.000 USD (tương đương 5 tỷ ...

Hà Lê

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán