Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10/2023: Giá ngô đứt chuỗi tăng 5 tuần liên tiếp, giá dầu hạ nhiệt Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10/2023: Giá dầu lao dốc hơn 3%, giá khô đậu tương quay đầu giảm mạnh |
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch cuối cùng của tháng 10, giá hàng hoá nguyên liệu thế giới tiếp tục diễn biến phân hoá, thể hiện qua sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá. Lực bán có phần chiếm ưu thế, khiến chỉ số MXV-Index suy yếu nhẹ 0,07% xuống 2.220 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 4.500 tỷ đồng.
Giá dầu thô giảm sâu |
Lực bán áp đảo trên nhóm kim loại và nông sản. Tuy nhiên, đà tăng mạnh của nhiều mặt hàng nhóm năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đã hạn chế mức suy yếu của chỉ số giá hàng hoá chung trong ngày hôm qua.
Giá dầu đứt chuỗi tăng nóng 4 tháng
Khép lại ngày giao dịch cuối cùng của tháng 10, các nhà đầu tư tiếp tục dồn chú ý vào nhóm mặt hàng năng lượng. Trong đó, giá dầu đứt chuỗi tăng nóng trong 4 tháng liên tiếp, đồng thời giá mặt hàng này tiếp tục gặp áp lực khi thiếu hụt nguồn cung toàn cầu giảm bớt. Trong khi đó, tăng trưởng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) yếu cũng làm dấy lên lo ngại về năng lực tiêu thụ, thúc đẩy lực bán trên thị trường.
Giá dầu WTI chốt phiên ngày 31/10 giảm 1,57% xuống 81,02 USD/thùng. Dầu Brent giảm 1,54% xuống còn 85,02 USD/thùng. Như vậy, dầu thô đã ghi nhận tháng giảm giá đầu tiên sau 4 tháng tăng liên tiếp. Hiện tại, giá đang ở vùng thấp nhất kể từ 6/10.
Bảng giá năng lượng |
Theo Reuters, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã bơm 27,9 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2023, tăng 180.000 thùng/ngày so với tháng 9/2023. Mức tăng chủ yếu đến từ Nigeria và Angola, làm hạn chế tác động từ việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và các thành viên khác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+).
Nguồn cung dầu cũng gia tăng mạnh mẽ tại Mỹ. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu Mỹ đã phá vỡ kỷ lục trong tháng 8/2023, đạt mức 13,05 triệu thùng/ngày, tăng 0,7% so với tháng 7. Mức cao nhất được ghi nhận trước đó là vào tháng 11/2019, đạt 13 triệu thùng/ngày.
Sự gia tăng sản lượng của nhiều quốc gia đang bù đắp khoảng trống Saudi Arabia, làm giảm bớt lo ngại thâm hụt nguồn cung và gây sức ép tới giá dầu.
Cũng tạo áp lực lên giá, dữ liệu kinh tế yếu tại Eurozone và Trung Quốc cho thấy tăng trưởng yếu có thể làm hạn chế tiêu thụ năng lượng. Sau khi bất ngờ mở rộng trong tháng 9, hoạt động sản xuất của Trung Quốc quay trở lại ngưỡng thu hẹp trong tháng 10. Chỉ số PMI sản xuất đạt 49,5 điểm, thấp hơn so với dự báo và mức 50,2 trong tháng 9.
Tăng trưởng GDP quý III của Eurozone cũng giảm 0,1% so với quý trước. Trong khi đó, GDP Quý III/2023 của Liên minh châu u (EU) chỉ tăng 0,1%. Dữ liệu từ Eurozone và EU đều thấp hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm sẽ giữ giá dầu thô ở mức dưới 90 USD/thùng trong năm nay và năm tới, trừ khi xung đột Israel - Hamas kéo thêm nhiều quốc gia ở Trung Đông và làm trầm trọng thêm việc thắt chặt nguồn cung.
Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, báo cáo của Viện dầu khí Mỹ cho thấy tồn kho dầu thương mại Mỹ tăng 1,3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 27/10, nhưng tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất giảm khá mạnh, nên giá dầu có thể phục hồi nhẹ trong phiên sáng.
Giá đậu tương lấy lại sắc xanh nhờ triển vọng nguồn cung
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá đậu tương tiếp tục xu hướng giằng co trong ngày giao dịch cuối cùng của tháng 10. Nhìn chung, tình hình nguồn cung tại các nước cung ứng vẫn không có nhiều thay đổi ngoài dự kiến. Thay vào đó, nhu cầu có nhiều dấu hiệu tích cực hơn đã thúc đẩy giá mặt hàng này lấy lại sắc xanh trong phiên hôm qua.
Bảng giá nông sản |
Cụ thể, trong báo cáo Bán hàng hàng ngày (Daily Export Sales) tối qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo Mỹ đã bán đơn hàng 239.492 tấn đậu tương niên vụ 23/24 cho Mexico. Ở một diễn biến khác, theo số liệu trong báo cáo tuần này của Ủy ban Châu Âu, nhập khẩu đậu tương của EU trong tuần kết thúc vào ngày 29/10 đạt 0,21 triệu tấn, cao hơn mức 0,19 triệu tấn của tuần trước đó. Mặc dù không phải mức tăng lớn nhưng là tuần thứ 4 liên tiếp báo cáo cho thấy khối lượng nhập khẩu đậu tương của khối cải thiện. Điều này cho thấy nhu cầu duy trì khá tích cực và hỗ trợ giá mặt hàng này.
Đối với nguồn cung, Sở Kinh tế Nông thôn Parana (Deral) cho biết mưa nhiều đang ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp ở bang Parana của Brazil. Lượng mưa lớn những ngày gần đây khiến cho công tác thực địa bị trì hoãn ở một số khu vực của bang này. Tốc độ gieo sạ đậu tương năm nay ở Parana vẫn chậm hơn năm ngoái do độ ẩm cao ở phía Nam. Việc hoạt động gieo trồng tại một trong những bang sản xuất hàng đầu của Brazil tiếp tục đón nhiều thông tin kém khả quan càng thêm lo ngại về chất lượng mùa vụ năm nay của nước này. Đây là yếu tố hỗ trợ giá đậu tương trong phiên hôm qua.
Tương tự như đậu tương, giá khô đậu hợp đồng tháng 12 cũng đóng cửa tăng hơn 1%. Cơ quan quản lý cảng Paragua, cảng lớn thứ hai của Brazil, mới đây đã buộc phải đóng cửa một bến dùng để vận chuyển ngũ cốc sau vụ cháy vào cuối tuần trước. Điều này làm hoạt động logistics gặp nhiều khó khăn và trì hoãn các lô hàng đậu tương và khô đậu tương xuất khẩu trong ngắn hạn. Đối với dầu đậu tương, sau hai phiên khởi sắc trước đó, giá mặt hàng này đóng cửa với mức giảm gần 2% trước áp lực bán kỹ thuật.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua, giá chào bán khô đậu tương tại cảng điều chỉnh tăng nhẹ. Theo đó, giá khô đậu tương Nam Mỹ về cảng Cái Lân dao động trong khoảng 14.950 - 15.050 đồng/kg đối với kỳ hạn giao hai tháng cuối năm nay. Trong khi đó, giá thấp đáng kể, khoảng 13.900 - 14.000 đồng/kg với kỳ hạn giao quý I năm sau. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào bán ghi nhận thấp hơn khoảng 50 - 100 đồng/kg so với cảng Cái Lân.
Giá một số hàng hóa khác
Bảng giá kim loại |
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp |
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)