Thị trường ngày 15/10: Giá dầu đi lùi, vàng và đồng chao đảo do niềm tin nhà đầu tư sụt giảm

15/10/2024 - 23:12
(Bankviet.com) Giá dầu trong phiên 15/10 giảm 2% sau khi OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu. Đồng thời, các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc không vực dậy được niềm tin của nhà đầu tư, kéo theo giá vàng, đồng và nhiều mặt hàng nông sản đồng loạt giảm.

Thị trường ngày 13/10: Giá vàng leo đỉnh, dầu và nông sản biến động mạnh

Thị trường ngày 14/10: Vàng phá đỉnh, xăng dầu cùng mặt hàng nông sản "rớt giá"

Giá dầu giảm 2% do OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu

Giá dầu giảm 2% trong phiên 15/10 khi OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2024 và 2025, đánh dấu lần điều chỉnh giảm thứ ba liên tiếp. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc giảm trong tháng thứ 5 liên tiếp, xuống còn 10,99 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm, do nhu cầu sử dụng xe điện tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Thị trường ngày 15/10: Giá dầu đi lùi, vàng và đồng chao đảo do niềm tin nhà đầu tư sụt giảm

Chốt phiên 14/10, giá dầu thô Brent giảm 1,58 USD (2%) xuống 77,46 USD/thùng, trong khi dầu WTI giảm 1,73 USD (2,29%) xuống 73,83 USD/thùng. Tính trong tuần trước, dầu Brent giảm 0,99 USD, trong khi dầu WTI tăng 1,18 USD. Việc cắt giảm dự báo của OPEC cho nhu cầu dầu từ Trung Quốc xuống 580.000 thùng/ngày từ 650.000 thùng/ngày đã tác động mạnh đến thị trường.

Các yếu tố tiêu cực từ kinh tế Trung Quốc đã lấn át lo ngại về khả năng gián đoạn sản lượng dầu từ xung đột giữa Israel và Iran, cùng với sự mạnh lên của USD khiến giá dầu đắt đỏ hơn đối với các nước nhập khẩu bằng ngoại tệ khác.

Giá vàng, đồng đồng loạt giảm

Giá vàng giảm trong phiên ngày 15/10 do các biện pháp kích thích kinh tế từ Trung Quốc không thể vực dậy niềm tin của nhà đầu tư, trong khi USD tiếp tục tăng giá lên mức cao nhất trong hai tháng. Hiện tại, giá vàng quốc tế (XAU) hôm nay là 2,650.93 USD (cập nhật lúc 14:58 ngày15/10/2024). Nhìn chung có tăng 0.06% trong 24 giờ qua, tương ứng với tăng 1.53 USD/Ounce.

Giá đồng cũng giảm do thiếu sự rõ ràng trong các gói kích thích từ Trung Quốc và áp lực giảm phát tại quốc gia này. Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 1,3%, xuống 9.660 USD/tấn. Đồng thời, đồng USD mạnh lên khiến đồng và các kim loại khác trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua sử dụng ngoại tệ khác.

Hàng hóa nông sản: Ngô, đậu tương, lúa mì giảm, cà phê và đường tăng

Cà phê: Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 đóng cửa tăng 2,9%, lên mức 4.969 USD/tấn do dự đoán sản lượng cà phê niên vụ mới ở Việt Nam giảm đến 10% so với năm trước, mức thấp nhất trong một thập kỷ. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 cũng tăng 4% lên 2,6205 USD/pound do lo ngại về nguồn cung giảm.

Đường: Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 tăng 0,7% lên 22,39 US cent/pound, nhờ sản lượng đường tại khu vực Trung Nam Brazil giảm nhiều hơn dự kiến do hạn hán và cháy rừng. Đường trắng kỳ hạn tháng 12 cũng tăng 1%, lên 575,3 USD/tấn.

Ngô và đậu tương: Trái ngược với cà phê và đường, giá ngô và đậu tương của Mỹ giảm do áp lực nguồn cung sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nhắc lại dự báo vụ mùa bội thu. Mưa cải thiện tình hình khô hạn tại Brazil cũng giảm bớt lo ngại về mùa vụ của nước này. Ngô kỳ hạn tháng 12 giảm 7,5 US cent, xuống còn 4,08-1/4 USD/bushel, mức thấp nhất trong 3 tuần. Đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 9,5 US cent, xuống còn 9,96 USD/bushel, mức thấp nhất trong 11 tháng.

Lúa mì: Giá lúa mì trên sàn CBOT kỳ hạn tháng 12 giảm 13,75 US cent, xuống còn 5,85-1/4 USD/bushel do USD mạnh lên và USDA nâng triển vọng nguồn cung lúa mì toàn cầu. Áp lực bán kỹ thuật và sự không chắc chắn về nguồn cung từ khu vực Biển Đen cũng góp phần vào đà giảm này.

Linh Linh

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán