TP.HCM cần 39 tỷ USD cho đầu tư metro, 9 vị trí thí điểm TOD nằm ở đâu?

02/11/2024 - 13:52
(Bankviet.com) Để hiện thực hóa giấc mơ metro với kế hoạch hoàn thành 183km đường sắt đô thị vào năm 2035, TP.HCM cần nguồn vốn lên đến 39 tỷ USD.

Đây là nội dung mà sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP.HCM thông qua Văn bản số 14229 giải trình rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn đầu tư 183 km đường sắt đô thị và đánh giá nợ công khi đầu tư các tuyến đường sắt đô thị.

Để đạt được mục tiêu này, thành phố sẽ huy động mọi nguồn lực, bao gồm vốn ODA, ngân sách nhà nước, trái phiếu chính quyền địa phương, và các hình thức vay trong nước khác, với tổng số vốn lên đến hơn 39 tỷ USD

Để huy động được nguồn vốn "khủng" này, TP.HCM sẽ phải kết hợp nhiều nguồn khác nhau, ví như: Tiếp tục sử dụng vốn ODA cho các tuyến metro đang triển khai và xem xét cho các đoạn tuyến mới; Ưu tiên sử dụng ngân sách cho các tuyến metro còn lại; Thu từ đấu giá quỹ đất dọc các nhà ga (TOD) - nguồn thu quan trọng để bù đắp chi phí đầu tư; Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và vay trong nước: Huy động vốn từ thị trường trong nước với các hình thức phát hành trái phiếu, vay ngân hàng; Hỗ trợ từ Trung ương; Vốn BT (xây dựng - chuyển giao) trả chậm, hợp tác với các nhà đầu tư theo hình thức BT để xây dựng các tuyến metro.

TP.HCM cần 39 tỷ USD cho đầu tư metro, 9 vị trí thí điểm TOD nằm ở đâu?

Thu từ đấu giá quỹ đất dọc các nhà ga (TOD) là một trong những hình thức huy động vốn thực hiện metro của TP.HCM. Ảnh minh họa

Để tăng tính khả thi trong việc huy động vốn trái phiếu trong nước, Sở Giao thông Vận tải đề xuất UBND TP chỉ đạo các sở, ngành khảo sát thị trường, nghiên cứu áp dụng mức lãi suất hấp dẫn và đa dạng các hình thức phát hành trái phiếu.

Liên quan đến việc triển khai các dự án metro, Chủ tịch UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các khu vực TOD dọc tuyến Metro số 1, Metro số 2, tuyến Vành đai 3 theo Nghị quyết 98/2023/QH15.

TP.HCM sẽ tập trung khai thác quỹ đất quanh các nhà ga Metro số 1, Metro số 2 và nút giao thông trên đường Vành đai 3 để phát triển đô thị theo mô hình TOD (Transit Oriented Development). Cụ thể, thành phố sẽ đánh giá hiện trạng, quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, thu hồi đất, tái định cư và triển khai các dự án cải tạo, đầu tư phát triển đô thị, thương mại dịch vụ... Mô hình TOD là mô hình phát triển đô thị lấy định hướng giao thông công cộng làm trung tâm, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng đất và tạo thuận lợi cho người dân di chuyển. Việc này dựa trên Nghị quyết 98/2023/QH15, góp phần hiện thực hóa mô hình phát triển đô thị hiện đại, hiệu quả.

Phạm vi áp dụng là các vị trí, khu vực xung quanh các nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến đường sắt đô thị số 2 Bến Thành - Tham Lương, các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, có điều kiện phù hợp triển khai theo Nghị quyết 98/2023/QH15.

Các khu vực được chia thành 02 nhóm trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất, nguồn gốc pháp lý đất, điều kiện và động lực phát triển…; cụ thể bao gồm:

Nhóm đầu tư mới: Hiện trạng khu vực là đất trống, hoặc dân cư thưa thớt, hoặc có nhà máy/xí nghiệp dự kiến di dời… thuận lợi để thu hồi, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng mới. Khu vực có phần lớn diện tích đất do Nhà nước trực tiếp quản lý (trụ sở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được giao thuê có thời hạn, có thể di dời …).

Nhóm cải tạo, chỉnh trang khu vực hiện hữu: Khu vực đã hình thành dân cư hiện hữu, có điều kiện đô thị xuống cấp/cần cải tạo chỉnh trang phát triển đô thị. Khu vực có một phần diện tích đất do Nhà nước trực tiếp quản lý (trụ sở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được giao thuê có thời hạn, có thể di dời…).

Tiếp sau đó, ngày 31/10, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch thực hiện các khu vực TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) dọc tuyến metro số 1, metro số 2, tuyến Vành đai 3 theo Nghị quyết 98/2023/QH15.

Thông tin cho thấy, 9 vị trí thí điểm phát triển TOD giai đoạn 2024 - 2025 như sau:

TP.HCM cần 39 tỷ USD cho đầu tư metro, 9 vị trí thí điểm TOD nằm ở đâu?
4 vị trí thí điểm phát triển TOD dọc metro và đường Vành đai 3

TP.HCM cần 39 tỷ USD cho đầu tư metro, 9 vị trí thí điểm TOD nằm ở đâu?
5 vị trí thí điểm TOD dọc theo metro số 1, số 2, số 3 và vành đai 3

Các khu vực dự kiến thực hiện TOD dọc các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn toàn Thành phố sẽ thực hiện theo Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị.

TOD là mô hình phát triển đô thị mà trong đó, hệ thống giao thông công cộng đóng vai trò trung tâm, khu vực xung quanh các trạm trung chuyển (ga tàu điện, bến xe buýt...) sẽ được quy hoạch với mật độ xây dựng cao, tích hợp nhiều chức năng như nhà ở, thương mại, dịch vụ, giải trí... nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, giảm thiểu việc sử dụng xe cá nhân, từ đó giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vốn đầu tư vào khu công nghiệp của Tp.Cần Thơ đạt gần 2 tỷ USD

Tính đến hết tháng 9/204, các khu công nghiệp (KCN) của Tp. Cần Thơ có 257 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn ...

Kinh tế 9 tháng đầu năm 2024 của Tp. Cần Thơ có nhiều điểm sáng

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ, bức tranh kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy những tín hiệu ...

TP.HCM: Dự án cầu đường Nguyễn Khoái tăng thêm gần 1.000 tỷ đồng do điều chỉnh quy mô

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM vừa có tờ trình gửi Sở Giao thông vận tải ...

Bùi Quý

Bùi Quý

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán