Trích lập rủi ro tín dụng tăng 10 lần, CTCK hạ giá mục tiêu đối với cổ phiếu VIB

03/11/2023 - 20:30
(Bankviet.com) Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB) vừa công bố bức tranh hoạt động kinh doanh quý 3/2023 với doanh thu và lợi nhuận lũy kế tăng nhẹ. Đáng chú ý, khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được VIB trích lập tăng 10 lần so với cùng kỳ.

Kết thúc quý 3/2023, VIB ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 4.321 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ, quý 3/2022 đạt 3.836 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đem về 1.062 tỷ đồng, tăng nhẹ 200 tỷ đồng. Ngoài ra, VIB hoạt động hiệu qua nên hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động chứng khoán đầu tư đạt 322 tỷ và 113 tỷ so với cùng kỳ lỗ năm 2022.

Diễn biến ngược chiều, Ngân hàng VIB đã phải trích lập 1.625 tỷ đồng chi phí rủi ro tín dụng trong quý 3/2023 trong khi cùng quý năm 2022 đang là con số 165 tỷ đồng, tương ứng gấp gần 10 lần so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động của kỳ ba tháng đạt 1.717 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ.

Khấu trừ chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro, VIB mang về 2.683 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Sau khi giảm trừ thuế, lợi nhuận của VIB đạt 2.147 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ 2022.

Trích lập rủi ro tín dụng tăng 10 lần, CTCK hạ giá mục tiêu đối với cổ phiếu VIB
Báo cáo tài chính quý 3/2023, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB).

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập lãi thuần nhà băng VIB đạt 13.027 tỷ đồng, tăng mạnh gần 2.000 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương đương 17%. Trong đó, doanh thu thuần từ cho vay khách hàng và các Tổ chức tín dụng (TCTD) đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 90%, tương ứng 11.814 tỷ đồng.

Lãi thuần lũy kế từ hoạt động dịch vụ đem về 2.4667 tỷ đồng, tăng nhẹ 100 tỷ đồng. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động chứng khoán đầu tư 9 tháng đầu năm đạt 304 tỷ và 99 tỷ so với lũy kế kỳ lỗ năm 2022.

Tính hết 30/9/2023, chi phí dự dòng rủi ro được VIB trích lập đạt 3.153 tỷ đồng, tức gấp gần 3,5 lần so với 9 tháng đầu năm 2022. Chi phí hoạt động đạt 4.840 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với cùng quý.

Như vậy, sau khi trừ đi các khoản chi phí và các khoản lỗ, lợi nhuận trước thuế lũy kế Ngân hàng VIB đạt 8.324 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt 6.660 tỷ đồng, tăng hơn 400 tỷ so với cùng kỳ kinh doanh 2022, tương đương 6%.

Năm 2023, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 12.200 tỷ đồng. Như vậy, Ngân hàng VIB đang hoàn thành hơn 68% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2023

Tính hết ngày 30/9/2023, tổng tài sản VIB đạt 384.500 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu năm.

Xuyên suốt 2023, VIB liên tục triển khai các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng, dư nợ tín dụng đạt gần 247.000 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm. Đáng chú ý, tăng trưởng tín dụng riêng quý 3/2023 đạt hơn 4,5%, gấp đôi so với tăng trưởng tín dụng trung bình toàn ngành Ngân hàng trong quý 3, khoảng 2,2%.

Nhà băng này còn kiểm soát tăng trưởng tín dụng thận trọng trong nửa đầu năm 2023, VIB đang là một trong những ngân hàng còn room tín dụng lớn nhất, gần 9%, đây là cơ sở tốt để ngân hàng tiếp đà tăng trưởng trong quý 4, trên nền lãi suất đã giảm rất mạnh so với đầu năm.

Nợ xấu của VIB đang duy trì ở mức 2,47%, giảm so với mức đỉnh 2,62% vào cuối quý đầu năm 2023 và đang có dấu hiệu tiếp tục giảm. Trong danh mục nợ xấu, chủ yếu là các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản, với tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo được duy trì ở mức 60-70%. Ngoài ra, chính sách tài sản đảm bảo chặt chẽ với 99,5% tài sản đảm bảo bằng bất động sản là nhà đã có sổ hồng, sổ đỏ, do vậy, tỷ lệ mất vốn trên các khoản nợ xấu được cho là thấp.

Hiện nay, VIB là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thuộc nhóm thấp trên thị trường với mức độ phân tán rủi ro tập trung tối đa. Tính tới thời điểm 30/09/2023 tỷ trọng dư nợ bán lẻ tại VIB đạt 86% tổng danh mục cho vay.

Ngoài ra, VIB cũng cẩn trọng trong việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Cuối tháng 9, dư nợ cho vay các hoạt động và lĩnh vực như: đầu tư trái phiếu bất động sản, BOT, năng lượng tái tạo, bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp đều bằng không.

VIB đang sở hữu số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nằm trong nhóm thấp nhất ngành, ở mức 877 tỷ đồng, tương đương khoảng 0,3% trong dư nợ tín dụng và hoàn toàn không có nợ xấu. Các trái phiếu nhà băng nắm giữ hầu hết thuộc ngành sản xuất thương mại và tiêu dùng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VIB đang đạt vùng 18.700 đồng, tức tăng 0,81%. Đáng chú ý, VIB là một trong số cổ phiếu hiếm hoi giữ được đà tăng trưởng trong phiên "đỏ lửa" ngày 1/11. Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu VIB đang nằm trên vùng tăng giá trong khoảng ổn định, bền vững và được dự đoán sẽ tăng thêm trong 2-3 phiên tới. Khối lương giao dịch 10 phiên đạt hơn 3 triệu đơn vị, chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu đang đạt 3.499 điểm; chỉ số PE đang ổn định, trong vùng 5,3 điểm.

Theo luận điểm đầu tư 12 tháng của Chứng khoán Quân đội (MBS): "Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VIB nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống còn 26.800 VND/cp với việc điều chỉnh giảm mức cho LNTT cả năm 2023 so với báo cáo gần nhất."Được biết, MBS khuyến nghị mua dựa trên: (1) Tỷ trọng bán lẻ chiếm 90% danh mục cho vay giúp NIM được duy trì; (2) Thu nhập ngoài lãi duy trì đà tăng trưởng nhờ vào hoạt động thu phí và banca; (3) Tỷ trọng Trái phiếu doanh nghiệp không đáng kể.

Mỹ giảm tốc độ tăng trưởng của trái phiếu Chính phủ

Doanh số bán trái phiếu Chính phủ dài hạn theo kế hoạch đang ít hơn so với dự kiến của hầu hết các đại lý ...

Quá trình call margins kết thúc, VN-Index đảo chiều hướng tới vùng MA20

Kết thục phiên giao dịch 2/11, thị trường chứng khoán bất ngờ bùng nổ khi tăng trên 3,4% với sắc xanh, tím là chủ đạo.

Lợi suất kho bạc tiếp tục giảm sâu, DowJones tăng điểm 4 phiên liên tiếp

Chứng khoán Mỹ đã ghi nhận phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp. Đáng chú ý, lợi suất trái phiếu chính phủ nhiều kỳ hạn ...

Mộng Diệp

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán