Triển vọng kinh tế bất ổn, IMF hạ dự báo GDP toàn cầu

30/07/2022 - 16:02
(Bankviet.com) Trong báo cáo cập nhật công bố vào ngày 26/7/2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh giảm dự báo GDP toàn cầu do triển vọng kinh tế u ám hơn.

Bức tranh kinh tế toàn cầu u ám hơn

Báo cáo của IMF nêu rõ, trong khi đang le lói phục hồi sau đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới lại đối mặt với cú sốc mãnh liệt do xung đột - Ukraina gây ra. Bức tranh kinh tế trở nên u ám với đầy bất ổn, khi rủi ro đã trở thành hiện thực.

Lạm phát gia tăng trên phạm vi toàn cầu, nhất là tại Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt tại châu Âu, dẫn đến xu hướng thắt chặt tài chính toàn cầu. Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nhẹ trong quý I/2022, sau đó bắt đầu thu hẹp, nguyên nhân là do xu hướng giảm tốc kinh tế tại Trung Quốc và Nga. 

Trên toàn cầu, lạm phát tiếp tục tăng cao, buộc nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) phải thắt chặt tiền tệ.

Từ năm 2021, giá cả hàng tiêu dùng đồng loạt tăng nhanh hơn so với kỳ vọng. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá cả hàng tiêu dùng (CPI) tăng 9,1% tại Mỹ trong tháng 6/2022 và tại Anh trong tháng 5/2022, mức tăng cao nhất tại 2 quốc gia này trong 40 năm qua. Tại khu vực đồng euro, lạm phát trong tháng 6 tăng 8,6%, mức cao nhất kể từ khi thành lập liên minh tiền tệ này.

Tương tự, lạm phát trong quý II/2022 tại các nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs) ước tính tăng 9,8%. Giá năng lượng và thực phẩm tăng cao, nguồn cung gò bó tại nhiều khu vực kinh tế, cản trở khả năng chuyển dịch nhu cầu trở lại sang lĩnh vực dịch vụ tại hầu hết các nước trên thế giới.

Lạm phát cơ bản cũng tăng cao, phản ánh những khác biệt trong cách tính lạm phát lõi, và áp lực tăng chi phí đối với các chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động, nhất là tại các nước phát triển.

Tăng trưởng lương không theo kịp lạm phát, kể cả tại các nước phát triển và EMDEs, xói mòn sức mua của các hộ gia đình. Để kiềm chế lạm phát, NHTW tại các nước phát triển hàng đầu đang rút dần các gói hỗ trợ tiền tệ và tăng lãi suất nhanh hơn so với kỳ vọng đưa ra tại báo cáo cách đây ba tháng. Các NHTW tại một vài EMDEs cũng đẩy nhanh tiến độ tăng lãi suất. Chi phí vay vốn dài hạn tăng cao và điều kiện tài chính thắt chặt đã khiến giá cổ phiếu lao dốc trên toàn cầu, cản trở tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, các gói hỗ trợ đại dịch COVID-19 cũng giảm dần.

Tại Trung Quốc, đại dịch bùng phát và chiến lược “zero-COVID” đã gây rối loạn các hoạt động sản xuất kinh tế. Ngoài ra, khủng hoảng bất động sản đã kéo theo xu hướng sụt giảm doanh thu và đầu tư vào lĩnh vực này. Xu hướng giảm tốc kinh tế tại Trung Quốc đã ảnh hưởng đến toàn thế giới, các biện pháp giãn cách xã hội và tình trạng gián đoạn sản xuất đã tăng thêm tình trạng rối loạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, và cản trở chi tiêu trong nước đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào quốc gia này. 

Chưa hết, xung đột tại Ukraine tiếp tục gây ra những khó khăn rộng khắp, chi phí nhân đạo tăng cao, với 9 triệu người đã phải rời Ukraine để lánh nạn, thiệt hại về người và tài sản tiếp tục trầm trọng.

Từ tháng 4/2022, các nước phát triển hàng đầu đã bổ sung các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga. Liên minh châu Âu (EU) nhất trí phong tỏa nhập khẩu than từ Nga (bắt đầu từ tháng 8/2022) và hoạt động chuyên chở dầu qua biển của nước này (bắt đầu từ năm 2023).

EU cũng thông báo, đến cuối năm 2022 sẽ phong tỏa bảo hiểm và tài chính đối với vận tải dầu qua đường biển từ CHLB Nga sang quốc gia thứ ba. Đồng thời, Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhất trí tăng sản lượng dầu, bắt đầu từ tháng 9/2022 và G7 đang nghiên cứu khả năng áp giá trần đối với dầu thô xuất khẩu của Nga. Những biện pháp bù đắp này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm áp lực lên giá dầu và giá dầu sẽ tăng thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.

Trong tháng 6/2022, giá khí đốt đã tăng dựng đứng, sau khi Nga cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu xuống khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế quý II/2022 tại Nga được dự báo không giảm sâu như dự báo cách đây 3 tháng, nhờ xuất khẩu dầu mỏ và hàng hóa khác lạc quan hơn so với kỳ vọng. Ngoài ra, nhu cầu trong nước cũng cho thấy mức độ chịu đựng nào đó nhờ kiềm chế được tác động của các biện pháp trừng phạt đối với khu vực tài chính trong nước và thị trường lao động không thiếu hụt như kỳ vọng.

Trong khi đó, tác động của chiến sự đối với các quốc gia hàng đầu châu Âu có vẻ trầm trọng hơn so với kỳ vọng, nguyên nhân là do giá năng lượng tăng cao, niềm tin của người tiêu dùng giảm sút, và công nghiệp chế tạo hoạt động trầm lắng (do rối loạn các chuỗi cung ứng và chi phí đầu vào tăng cao).

Trên toàn cầu, khủng hoảng thực phẩm ngày càng trầm trọng. Mặc dù giá cả thực phẩm ổn định trong những tháng gần đây, nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn so với trong năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu là do chiến sự tại Ukraine và một vài nước áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu (mặc dù một số biện pháp không còn phát huy tác dụng). Lạm phát đã ảnh hưởng rõ rệt đến các nước thu nhập thấp, do thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng tiêu dùng. Nhiều nước thuộc nhóm quốc gia này cũng chứng kiến mức độ thiếu dinh dưỡng và tỷ lệ chết trầm trọng hơn so với trước chiến tranh, nhất là tại cận Sahara châu Phi.

Triển vọng bất ổn

Trước những diễn biến trên đây, triển vọng kinh tế toàn cầu rất u ám với đầy bất ổn, chủ yếu tùy thuộc vào tình hình chiến sự tại Ukraine. Vì thế, IMF đã đưa ra dự báo cơ bản với giả thiết Nga không bất ngờ cắt giảm lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu, kỳ vọng lạm phát ổn định trong dài hạn và điều kiện tài chính toàn cầu không trầm trọng thêm khi các nước thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Tuy nhiên, rủi ro đã gia tăng đáng kể, kinh tế toàn cầu có thể giảm sâu hơn so với kịch bản cơ bản. Liên quan đến rủi ro này, mức độ bất ổn kinh tế toàn cầu đã tăng cao trong những tháng gần đây, khả năng rơi vào suy thoái cũng rõ rệt hơn.

Theo dự báo cơ bản, GDP toàn cầu sẽ tăng 3,2% trong năm 2022 và giảm xuống mức tăng trưởng 2,9% vào năm 2023, lần lượt thấp hơn 0,4% và 0,7% so với dự báo cách đây ba tháng.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức điều chỉnh giảm này là do GDP giảm tốc tại Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ. Điều này cho thấy, rủi ro đã trở thành hiện thực như dự báo gần đây đã nhấn mạnh. Đó là kinh tế Trung Quốc giảm sâu, điều kiện tài chính toàn cầu khắt khe hơn (khi các nước hàng đầu đẩy mạnh tiến độ tăng lãi suất) và tác động lan truyền từ cuộc chiến tại Ukraine. Trong kịch bản tăng trưởng thấp, GDP toàn cầu có thể giảm thêm 0,6% trong năm nay và 0,9% trong năm 2023, xuống mức tăng trưởng lần lượt 2,6% và 2,0%.

Khái quát về triển vọng kinh tế toàn cầu (%). Nguồn: IMF

 

Thực tế và dự báo

Điều chỉnh (1)

 

2020

2021

2022

2023

2022

2023

GDP toàn cầu

-3,1

6,1

3,2

2,9

-0,4

-0,7

Các nước phát triển (AEs)

-4,5

5,2

2,5

1,4

-0,8

-1,0

Mỹ

-3,4

5,7

2,3

1,0

-1,4

-1,3

Khu vực đồng euro

-6,3

5,4

2,6

1,2

-0,2

-1,1

CHLB Đức

-4,6

2,9

1,2

0,8

-0,9

-1,9

CH Pháp

-7,9

6,8

2,3

1,0

-0,6

-0,4

Italy

-9,0

6,6

3,0

0,7

0,7

-1,0

Tây Ban Nha

-10,8

5,1

4,0

2,0

-0,8

-1,3

Nhật Bản

-4,5

1,7

1,7

1,7

-0,7

-0,6

VQ Anh

-9,3

7,4

3,2

0,5

-0,5

-0,7

Canada

-5,2

4,5

3,4

1,8

-0,5

-1,0

Những AEs khác

-1,8

5,1

2,9

2,7

-0,2

-0,3

Các EMDE

-2,0

6,8

3,6

3,9

-0,2

-0,5

Các EMDE châu Á

-0,8

7,3

4,6

5,0

-0,8

-0,6

Trung Quốc

2,2

8,1

3,3

4,6

-1,1

-0,5

Ấn Độ

-6,6

8,7

7,4

6,1

-0,8

-0,8

ASEAN-5 (3)

-3,4

3,4

5,3

5,1

0,0

-0,8

Các EMDE châu Âu

-1,8

6,7

-1,4

0,9

1,5

-0,4

CHLB Nga

-2,7

4,7

-6,0

-3,5

2,5

-1,2

Mỹ Latinh và Caribê

-6,9

6,9

3,0

2,0

0,5

-0,5

Brazil

-3,9

4,6

1,7

1,1

0,9

-0,3

Mêhicô

-8,1

4,8

2,4

1,2

0,4

-1,3

Trung Đông và Trung Á

-2,9

5,8

4,8

3,5

0,2

-0,2

Ả Rập Xê-út

-4,1

3,2

7,6

3,7

0,0

0,1

Cận Sahara châu Phi

-1,6

4,6

3,8

4,0

0,0

0,0

Nigeria

-1,8

3,6

3,4

3,2

0,0

0,1

CH Nam Phi

-6,3

4,9

2,3

1,4

0,4

0,0

Liên minh châu Âu

-5,8

5,4

2,8

1,6

-0,1

-0,9

Trung Đông và Bắc Phi

-3,4

5,8

4,9

3,4

-0,1

-0,2

EMDEs trung bình 

-2,2

7,0

3,5

3,8

-0,3

-0,5

Các nước thu nhập thấp

0,1

4,5

5,0

5,2

0,4

-0,2

Thương mại toàn cầu 

-7,9

10,1

4,1

3,2

-0,9

-1,2

AEs

-8,8

9,1

5,3

3,2

-0,3

-1,4

Các EMDE

-6,2

11,7

2,2

2,3

-1,8

-0,9

Giá dầu (tính theo USD)

-32,7

67,3

50,4

-12,3

-4,3

1,0

Giá hàng hóa khác

6,7

26,1

10,1

-3,5

-1,3

-1,0

Giá tiêu dùng thế giới

3,2

4,7

8,3

5,7

0,9

0,9

AEs

0,7

3,1

6,6

3,3

0,9

0,8

EMDEs 

5,2

5,9

5,7

7,3

0,8

0,8

Về diễn biến lạm phát, lạm phát cơ bản diễn biến theo chiều hướng bi quan hơn trên phạm vi toàn cầu, có thể tăng lên 8,3% vào cuối năm 2022, cao hơn nhiều so với dự báo tăng 6,9% đưa ra cách đây ba tháng. Trong đó, lạm phát tại các nước phát triển sẽ tăng lên tỷ lệ 6,3%, thay vì tỷ lệ 4,8% đưa ra trong dự báo trước đó, chủ yếu là do động thái điều chỉnh tăng lạm phát cơ bản tại Anh (điều chỉnh tăng 2,7% lên 10,5%) và khu vực đồng tiền chung châu Âu (điều chỉnh tăng 2,9% lên 7,3%).

Đối với EMDEs, lạm phát được kỳ vọng tăng lên 10,0% vào quý IV/2022, với mức điều chỉnh khá khác biệt giữa các quốc gia, trong đó lạm phát tại EMDEs châu Á chỉ điều chỉnh tăng khiêm tốn (một phần là do kinh tế Trung Quốc giảm tốc và giá thực phẩm cơ bản chỉ tăng thấp), nhưng điều chỉnh tăng cao đối với Mỹ Latinh và khu vực Caribê và EMDEs châu Âu (điều chỉnh tăng thêm 2,9%).

Do lạm phát tăng cao tiếp tục cản trở mức sống trên toàn cầu, các nhà tạo lập cần ưu tiên các nỗ lực kiềm chế lạm phát. Trong đó, các động thái thắt chặt tiền tệ sẽ kìm hãm tốc độ phục hồi kinh tế, nhưng nếu chậm trễ tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn. Các gói hỗ trợ tài khóa có thể góp phần giảm mức độ tổn thương, nhưng do các nước đã mở rộng chi tiêu tài khóa để chống COVID-19 và do yêu cầu chống lạm phát hiện nay, cần tăng thuế để bù đắp các biện pháp hỗ trợ tài khóa.

Điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt cũng có thể dẫn đến bất ổn tài chính, đòi hỏi các nước phải sử dụng các công cụ vĩ mô thận trọng và cần tăng cường các khung khổ xử lý nợ xấu. Về chính sách khắc phục khó khăn do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao, cần tập trung các biện pháp vào những mặt hàng nhạy cảm nhất và tránh gây rối loạn giá cả. Ngoài ra, các nước cũng cần đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19 và các nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Xuân Thanh

Theo: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ