Ngay từ tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tỷ giá USD/VND biến động mạnh trên các thị trường, đặc biệt là trên thị trường tự do. Tính trong 2 phiên giao dịch trở lại đây, giá USD “chợ đen” tiếp tục tăng 200 đồng, lên gần mốc 25.600 đồng (bán ra) - ở vùng giá cao nhất lịch sử. Hiện các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường “chợ đen” ngày 9/3 mua vào USD với mức giá phổ biến ở mức 25.470 đồng/USD, bán ra với mức 25.550 đồng/USD, tăng 170 đồng ở cả 2 chiều so với ngày 8/3.
Để có góc nhìn chuyên sâu hơn về biến động của tỷ giá cũng như dự báo về khả năng đảo chiều của chính sách tiền tệ, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Lê Minh, Tiến sĩ Tài chính tại Đại học West Scotland, hiện đang là Chủ nhiệm Bộ môn Tài chính tại Đại Học FPT.
TS.Bùi Lê Minh, Chủ nhiệm Bộ môn Tài chính tại Đại Học FPT. |
PV: Trong vòng 2 tuần trở lại đây, tỷ giá giữa VND/USD liên tục tăng cao, theo ông việc tỷ giá tăng cao liệu có ảnh hưởng tới nguồn vốn vào Việt Nam? Ngoài ra, thị trường tài chính liệu có chịu tác động tiêu cực giống như thời điểm quý 4/2022?
TS. Bùi Lê Minh: Hiện tại, VNĐ đã mất giá hơn 2% so với USD trong 2 tuần trở lại đây tuy nhiên rủi ro biến động tỷ giá vẫn còn hiện hữu khi chênh lệch giữa giá mua vào - bán của USD còn khá cao. Tính tại ngày 12/3, chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra của USD niêm yết tại Vietcombank đã lên đến 370 đồng.
Nguyên nhân chính dẫn tới áp lực tỷ giá đến từ nhu cầu thật của thị trường sản xuất cũng như đón đầu xu hướng hồi phục của thế giới. Nhìn lại kinh ngạch xuất khẩu năm 2023, giá trị xuất khẩu giảm 4,4%, tương ứng 355,5 tỷ đô. Cùng chiều, giá trị nhập khẩu giảm 8,9%, tương ứng 327,5 tỷ đô. Kết quả, Việt Nam xuất siêu 28 tỷ đô trong năm 2023.
Mặc dù xuất siêu trong năm qua, tuy nhiên có khả năng doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu xây dựng sẵn có để xuất đi và chuẩn bị đến thời điểm phải tăng nhập trở lại. Khả năng trên hoàn toàn có cơ sở bởi theo Tổng cục thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 18,6% so với cùng kỳ; xuất siêu 4,72 tỷ đô. Với kết quả trên, có thể nhận định 1 phần áp lực tỷ giá đến từ nhu cầu thật của thị trường sản xuất cũng như đón đầu xu hướng hồi phục của thế giới.
Mặc dù tỷ giá tăng cao tuy nhiên diễn biến này đã nằm trong dự tính ban đầu của ngân hàng nhà nước, qua đó không làm ảnh hưởng đến nguồn vốn vào của Việt Nam mà thậm chí còn có hướng thúc đẩy. Trong bối cảnh chuyển đổi vốn đầu tư được nhiều VNĐ hơn và đồng USD có xu hướng yếu đi do FED nới lỏng chính sách, nhà đầu tư sẽ có động lực giải ngân mạnh hơn.
PV: Bên cạnh đà tăng của tỷ giá, lạm phát cũng đang dần nóng trở lại khi chỉ số CPI trong tháng 2 ghi nhận mức tăng trên 4%, ông có đánh giá thế nào về tình hình lạm phát năm 2024?
TS. Bùi Lê Minh: Ngân hàng nhà nước (NHNN) có thể linh hoạt trong việc điều hành tỷ giá, tuy nhiên mục tiêu kiểm soát lạm phát cũng cần được cân nhắc, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát có nguy cơ tăng trở lại.
Mặc dù nhu cầu trong nền kinh tế còn yếu nhưng lạm phát đang tiến đến 4,5%, mục tiêu do quốc hội đề ra. Việc Quốc Hội nới mục tiêu lạm phát từ 4% lên 4,5% cho thấy Việt Nam chấp nhận đánh đổi để lấy đó làm yếu tố hỗ trợ tăng trưởng.
Nếu nền kinh tế thực sự phục hồi và nhu cầu tăng trở lại, chính sách nới lỏng có tiếp tục được duy trì hay không sẽ phục thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt trong bối cảnh giá cả các mặt hàng có nguy cơ tăng trở lại trong thời gian tới.
Tháng 6/2024 là thời điểm chính sách hỗ trợ giảm thuế VAT 2% hết hiệu lực, kéo theo nhiều sản phẩm, dịch vụ trong rổ chỉ số CPI được trả về giá trị cũ. Bên cạnh đó, vào 1/3/2024, Nga đã phê chuẩn lệnh cấm xuất khẩu xăng trong 6 tháng. Kết hợp với điều kiện Mỹ giảm lãi suất, kinh tế Châu âu ổn định, Trung Quốc tiếp tục giải cứu nền kinh tế, giá xăng dầu có thể là sẽ là trở ngại lớn trong hành trình kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra, bộ tài chính cũng đã tăng trần vé máy bay; học phí đã tăng sau khi hoãn 2 năm do Covid hay giá điện cũng có bước tăng giá. Cùng chiều, giá chung cư thời gian qua tăng kỷ lục bất chấp khó khăn của thị trường BĐS. Tất cả yếu tố trên hiện đang là thách thức lớn đối các bộ ban ngành và điều hành chính sách tiền tệ.
PV: Theo ông, chính sách tiến tệ liệu có đảo chiều trong thời gian sắp tới?
TS. Bùi Lê Minh: Hiện tại Việt Nam đã có kinh nghiệm và rất nhiều công cụ để điều hành tỷ giá linh hoạt. Nếu kỳ vọng FED hạ lãi suất vào tháng 6 trở thành sự thật, NHNN có thể sử dụng nghiệp vụ thị trường mở OMO với kỳ hạn dưới 3 tháng để điều hành tỷ giá. Số lượng phát hành không cần quá nhiều, thậm chí NHNN có thể tận dụng nhịp giá cao bán USD dự trữ và giải quyết nhu cầu ngoại tệ thực của doanh và người dân.
Tuy nhiên, không thể kỳ vọng nới lỏng chính sách thêm được do Swap đã âm nhiều trong một quãng thời gian đủ lâu. Hiện tại, chính sách tiền tệ đã linh hoạt đến hết mức có thể, yếu tố phục hồi kinh tế sẽ phụ thuộc phần lớn vào bản thân doanh nghiệp cũng như yếu tố hỗ trợ bên ngoài.
Cập nhật mới nhất, trong phiên giao dịch 11/3 NHNN đã chào bán tín phiếu trở lại sau hơn 4 tháng tạm dừng. Tín phiếu có kỳ hạn 28 ngày và được NHNN chào bán theo phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu đơn giá. Kết quả có 6/18 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng là 15 ngàn tỷ đồng.
Mức lãi suất trúng thầu phiên 11/03 là 1.4%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 2.13%/năm của lãi suất kỳ hạn 1 tháng trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất trúng thầu thấp hơn tương đối nhiều so với lãi suất kỳ hạn 1 tháng trên thị trường liên ngân hàng và cho thấy thanh khoản hệ thống đang khá dư thừa.
Reuters: Nhờ sự phát triển của AI, Nvidia "đe dọa" vị thế của Apple Để chạm được tới mức vốn hóa 1.000 tỷ USD, Nvidia đã mất tới 2 thập kỷ; trong khi đó, với mốc vốn hóa 2.000 ... |
Vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Khoáng sản Bình Dương (KSB) nhận “tráp phạt” từ UBCKNN Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương bị UBCKNN xử phạt tổng số tiền là 130.000.000 đồng. |
Nhận định chứng khoán phiên 12/3: Xu hướng ngắn hạn sẽ xấu hơn? Công ty chứng khoán VietCap dự báo ngày mai, VN-Index sẽ kiểm định hỗ trợ quan trọng của đường MA20 ngày tại 1.235 điểm... |
Thiên Dương