Theo kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB cùng các đơn vị có liên quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã đề nghị VKSND tối cao truy tố bị can Đỗ Thị Nhàn – cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”, số tiền lên tới 5,2 triệu USD.
Đáng chú ý, trong kết luận có đề cập tới người đã tố giác hành vi của bà Nhàn, đó là ông Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng giám đốc SCB, người trực tiếp đưa tiền cho Nhàn theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo kết luận, ông Văn đã chủ động khai báo chi tiết việc đưa tiền cho bị can Nhàn và các cá nhân khác trong quá trình thanh tra, tố giác hành vi của bà Nhàn (từ trước khi khởi tố vụ án), hợp tác tích cực với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, làm rõ vụ án.
Do vậy, cơ quan điều tra căn cứ theo đúng quy định của pháp luật, Nghị quyết số 03/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, không xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Văn về tội “Đưa hối lộ”.
Đối với ông Nguyễn Nam Tuấn (lái xe cho ông Văn) là người tiếp nhận các thùng xốp từ SCB và đi cùng ông Văn đến nhà riêng đưa cho Nhàn, theo cơ quan điều tra, ông Tuấn không biết trong thùng đựng tiền và không biết nội dung thỏa thuận. Ngoài ra, cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Văn nên không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự với Nguyễn Nam Tuấn.
Đối với Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT SCB), cơ quan điều tra cho biết bị can đã bỏ trốn, xuất cảnh đi nước ngoài nên đã ra quyết định khởi tố bị can, quyết định truy nã đối với Thành về tội “Tham ô tài sản” , “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng”. Sau khi bắt được bị can, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xem xét, làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Kết quả điều tra xác định, cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn với tư cách là Trưởng đoàn thanh tra đã nhận hối lộ 5,2 triệu USD để bao che, bưng bít cho các sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB. Việc báo cáo không trung thực của bị can này khiến Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB.
Bị can Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới thuộc NHNN giúp "tẩy trắng" Ngân hàng SCB bằng cách bỏ ngoài số liệu số nợ xấu tại các dự án Mũi Đèn Đỏ, Dự án 6A và dự án Royal Gaden. Các chỉ tiêu tài chính cũng được làm đẹp, như nợ xấu từ 91 nghìn tỷ đồng được giảm xuống 53 nghìn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu âm 19 nghìn tỷ đồng được chuyển thành dương 2.700 tỷ đồng; lỗ lũy kế từ âm 31 nghìn tỷ đồng xuống còn âm 10 nghìn tỷ đồng…
Kết luận xác định, nhóm bị can Nguyễn Văn Hưng (khi đó là Phó Chánh thanh tra NHNN) và Đỗ Thị Nhàn đáng lẽ phải báo cáo trung thực, đề xuất đưa SCB vào diện "kiểm soát đặc biệt" nhưng lại "làm mờ sai phạm", báo cáo không trung thực và đề xuất Chính phủ "tạo điều kiện cho SCB thực hiện thành công tái cơ cấu vốn".
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tại Tập đoàn FLC, Việt Á, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, AIC, đăng kiểm Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, ... |
Hậu biến cố Vạn Thịnh Phát, Chứng khoán Tân Việt (TVSI) “thay máu” HĐQT, nỗ lực thoát diện kiểm soát đặc biệt Đây là một trong số nội dung trọng tâm trong kế hoạch hoạt động năm 2023 được Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) ... |
Ngân hàng SCB lên tiếng về việc các cựu lãnh đạo bị khởi tố, truy nã liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa có thông cáo báo chí phản hồi về vụ việc 8 cựu cán bộ, nhân viên ... |