Tháng cuối năm 2024, chỉ số chính thị trường chứng khoán VN-Index tiếp tục xu hướng giằng co sau giai đoạn rung lắc mạnh cuối tháng 11, với thanh khoản thị trường giữ ở mức thấp và sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu. Trong khi các nhóm cổ phiếu trụ giao dịch đi ngang, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ trên cả ba sàn lại thu hút dòng tiền mạnh mẽ, nổi bật với chuỗi tăng trần của nhiều mã.
Hai yếu tố chính thu hút dòng tiền vào nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa là cơ hội sinh lời vượt trội và khả năng đứng ngoài làn sóng bán ròng của khối ngoại |
Cổ phiếu KSV của Tổng Công ty Khoáng sản TKV - Vimico ghi nhận đà tăng mạnh, đạt đỉnh lịch sử 132.000 đồng/cp sau năm phiên tăng trần liên tiếp, đưa vốn hóa lên mức 26.400 tỷ đồng, tăng hơn 100% kể từ đầu tháng 12.
Tương tự, TDH của Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức đã tăng trần sáu phiên gần đây, với mức tăng hơn 50 chỉ trong chưa đầy một tuần. SMC của Công ty CP Đầu tư thương mại SMC, cổ phiếu ngành thép, cũng tăng gần 20% từ mức 6.700 đồng lên hơn 8.600 đồng/cp.
Một số cổ phiếu nhóm cảng biển như VOS của Công ty CP Vận tải biển Việt Nam, VTO của Công ty CP Vận tải xăng dầu VITACO, cùng các mã trong lĩnh vực xây dựng và xây lắp như VCG của Vinaconex, HHV của Giao thông Đèo Cả... cũng ghi nhận diễn biến tích cực, bất chấp xu hướng chung.
Bộ đôi HNG (HAGL Agrico) – HAG (Hoàng Anh Gia Lai) tiếp tục thu hút sự quan tâm của thị trường với đà tăng giá và thanh khoản vượt trội, thường xuyên nằm trong nhóm cổ phiếu giao dịch sôi động nhất.
Theo giới phân tích, hai yếu tố chính thu hút dòng tiền vào nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa là cơ hội sinh lời vượt trội và khả năng đứng ngoài làn sóng bán ròng của khối ngoại. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi sở hữu tại nhóm mid-cap và penny ở mức thấp hoặc không đáng kể.
Ngoài ra, quy mô vốn hóa nhỏ, cùng tính chất sở hữu cô đặc giúp nhiều cổ phiếu mid-cap và penny có dư địa tăng trưởng tốt hơn. Ông Đào Hồng Dương, Giám đốc Phân tích ngành và cổ phiếu tại Chứng khoán VPBank (VPBankS), cho rằng nhiều cổ phiếu trong nhóm này có thể ghi nhận mức tăng tính bằng lần trong năm 2025, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và xây lắp, nhờ vào việc hoàn nhập dự phòng, bán tài sản hoặc ký kết các hợp đồng mới.
Tuy nhiên, định giá cao đang là một yếu tố cần lưu ý với nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Theo Chứng khoán MB (MBS), định giá của nhóm VNMID đã tăng lên mức 17,3 lần P/E 12 tháng, cao hơn khoảng 17% so với VN-Index. Thậm chí, P/B của nhóm này đã tương đương với nhóm vốn hóa lớn, trong khi VN30 và VNX50 có định giá thấp hơn trung bình thị trường 11%.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Trưởng nhóm vĩ mô và chiến lược thị trường tại Trung tâm phân tích DSC, khuyến nghị nhà đầu tư nên tập trung vào những cổ phiếu mid-cap có câu chuyện tăng trưởng riêng và tiềm năng kinh doanh rõ ràng, thay vì chạy theo đà tăng giá mà không có cơ sở vững chắc.
Dòng tiền trên thị trường có xu hướng tìm kiếm các cơ hội đầu tư an toàn và hiệu quả. Nhóm cổ phiếu mid-cap và penny đang tỏ ra là lựa chọn hấp dẫn trong ngắn hạn, nhưng nhà đầu tư cần thận trọng đánh giá mức định giá và tiềm năng tăng trưởng thực sự của doanh nghiệp.
2 doanh nghiệp cuối cùng lên UPCoM những ngày cuối năm 2024 Cổ phiếu DKW của Cấp nước Châu Thành và UXC của Thủy sản Út Xi chính thức lên sàn UPCoM những ngày cuối tháng 12/2024. ... |
Cổ phiếu ngân hàng thăng hoa, VN-Index thoát áp lực bán mạnh VN-Index tăng nhẹ 2,27 điểm chốt phiên 27/12 ở mức 1.275,14 điểm, nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong đó, LPB ... |
Khối ngoại mua ròng 751 tỷ đồng trong phiên cuối tuần, STB tâm điểm sàn HOSE Khối ngoại mua ròng 751 tỷ đồng phiên 27/12, đảo chiều tích cực so với bán ròng 359 tỷ đồng hôm qua. STB, CTG, SSI ... |
Nguyên Nam