Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 đang ngày càng trở nên căng thẳng và thu hút sự quan tâm không chỉ của giới chính trị mà còn cả các nhà đầu tư trên toàn cầu. Sau khi bà Kamala Harris trở thành ứng cử viên Tổng thống thay thế cho ông Joe Biden, tỷ lệ ủng hộ của cựu Tổng thống Donald Trump đã giảm xuống, khiến cuộc đua giữa hai ứng cử viên trở nên khó đoán hơn bao giờ hết.
Theo khảo sát của RCP, tỷ lệ ủng hộ của cả hai bên đang bám sát nhau và sự khác biệt sẽ được quyết định tại các tiểu bang trung lập (swing states) như Arizona, Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.
Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), trong báo cáo phân tích mới đây đã đưa ra quan điểm về những tác động tiềm năng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đối với thị trường chứng khoán. Theo KBSV, kết quả của cuộc đua có thể dẫn đến những biến động lớn trên thị trường chứng khoán, tùy thuộc vào ai sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo.
Kịch bản nếu bà Harris đắc cử Tổng thống
Kịch bản bà Kamala Harris đắc cử Tổng thống được KBSV đánh giá là kịch bản tích cực đối với TTCK, khi các lập trường chính sách sẽ không có nhiều sự thay đổi với người tiền nhiệm, đi kèm với đó là sự ổn định về mặt chính trị và tranh chấp thương mại giữa các quốc gia sẽ ít có khả năng bùng phát.
Bên cạnh đó, bà Harris được dự đoán sẽ tiếp tục của những chính sách được ông Biden khởi xướng, thị trường chứng khoán sẽ ít chịu tác động tiêu cực và các nhà đầu tư có thể tự tin hơn vào sự ổn định của nền kinh tế.Thêm vào đó, bà Harris tỏ ra thận trọng với việc kiểm soát thâm hụt ngân sách, đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ dễ kiểm soát hơn và FED tự tin hơn trong các quyết định về lãi suất của mình.
Kịch bản nếu ông trump quay trở lại Nhà Trắng
Ngược lại, nếu ông Donald Trump tái đắc cử, thị trường chứng khoán Mỹ có thể gặp nhiều rủi ro hơn. Ông Trump đã công bố kế hoạch tăng thuế nhập khẩu, bao gồm mức thuế 10% cho tất cả các hàng hóa nhập khẩu và 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Chính sách này có thể khởi động lại cuộc chiến thương mại, gây ra những cú sốc lớn cho thị trường chứng khoán toàn cầu, tương tự như những gì đã diễn ra vào giai đoạn 2018-2019.
Ngoài ra, dưới sự lãnh đạo của ông Trump, thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể tiếp tục tăng cao do chi tiêu công quá mạnh, từ đó gây khó khăn cho Fed trong việc kiểm soát lạm phát và điều chỉnh lãi suất. Cùng với đó, sự biến động về chính trị và khó đoán trong các chính sách mới cũng có thể khiến khẩu vị chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư xuống mức thấp.
Chính sách thương mại được đề xuất bởi 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ
| Trumps (Đảng Cộng hòa) | Harris (Đảng Dân chủ) |
Mục tiêu | Giảm mức thâm hụt thương mại của Mỹ, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước | Gia tăng sự cạnh tranh với Trung Quốc |
Chính sách liên quan đến thương mại | - Tăng thuế hàng hóa nhập khẩu: 10% hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác 60% hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc - Tiếp tục mở rộng lĩnh vực AI trong nước và tăng thêm các hạn chế với các quốc gia khác trong lĩnh vực này | - Việc gia tăng mức thuế quan không được đề cập - Điều chỉnh thuế quan phù hợp với mục tiêu về an ninh quốc gia và phát triển công nghiệp. Nhiều khả năng dựa trên các chính sách của chính quyền Bidden - Tiếp tục mở rộng lĩnh vực AI trong nước và tăng thêm các hạn chế với các quốc gia khác trong lĩnh vực này |
Hợp đồng thương mại đối với các quốc gia khác | Các hợp đồng thương mại sẽ được tái sửa đổi vào năm 2026. Ưu tiên hạn chế hàng hóa từ Trung Quốc đi qua các quốc gia được hưởng lợi từ hợp đồng thương mại như Mexico, Việt Nam. | Kỳ xem xét lại các hợp đồng thương mại sẽ ít có những thay đổi lớn. |
Kết luận | Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là Trumps và Harris đều đưa ra những quan điểm ủng hộ cho sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, với Đảng Dân Chủ, Chính sách thương mại được bà Harris đề cập mang tính chất ôn hòa và tích cực hơn đối với các quốc gia xuất khẩu vào Mỹ (trong đó có Việt Nam.) |
Nguồn: TCTK, KBSV
Tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, KBSV nhận định rằng, sự biến động của thị trường chứng khoán Mỹ, đặc biệt trong trường hợp ông Trump thắng cử, sẽ tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số S&P500 thường có tương quan cao với thị trường Việt Nam, và bất kỳ sự điều chỉnh nào của thị trường Mỹ cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chứng khoán Việt Nam.
Nguồn: Bloomberg, KBSV |
Thêm vào đó, Việt Nam có thể đối mặt với rủi ro gia tăng trong thương mại với Mỹ, do Mỹ thường xuyên ghi nhận thâm hụt thương mại với Việt Nam và điều này có thể đưa Việt Nam vào tầm ngắm của các chính sách thương mại cứng rắn từ ông Trump.
Ngoài ra, nếu ông Trump tái đắc cử, sự không chắc chắn về chính sách tài khóa sau cuộc bầu cử có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ thận trọng hơn trong việc đặt đơn hàng mới, từ đó làm giảm nhu cầu nhập khẩu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Hai kịch bản cho VN-Index và cơ hội đầu tư cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán TPS nhận định VN-Index tháng 10/2024 sẽ đối mặt nhiều thách thức, nhưng cũng mở ra cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng ... |
Nhà đầu tư được khuyến nghị “bắt đáy” nếu VN-Index lùi về ngưỡng hỗ trợ 1.260 điểm Tuần qua, VN-Index ghi nhận mức tăng nhẹ 1,4% lên 1.288,4 điểm, dù thanh khoản giảm mạnh xuống còn 15.230 tỷ đồng/phiên. Khối ngoại tiếp ... |
ABS Research chỉ ra ba cổ phiếu nhóm VN30 giàu tiềm năng, ngân hàng có tới 2 đại diện Trong danh sách cổ phiếu khuyến nghị tháng 10 của bộ phận phân tích Chứng khoán An Bình (ABS Research) có ba mã thuộc rổ ... |
Anh Vũ