Bộ Công Thương đề xuất bàn giao đồng thời và nguyên trạng tất cả các doanh nghiệp do Bộ đang làm đại diện chủ sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC giai đoạn 2022-2025 |
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trên cơ sở quyết định của Thủ tướng về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch triển khai, kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp do bộ làm đại diện chủ sở hữu.
Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất bàn giao đồng thời và nguyên trạng tất cả các doanh nghiệp do Bộ đang làm đại diện chủ sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC giai đoạn 2022 - 2025. Việc này nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp tốt thì nhận bàn giao, doanh nghiệp không tốt thì không nhận và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước.
11 doanh nghiệp đề xuất chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm: Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco); Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE); Tổng Công ty CP Xây dựng công nghiệp Việt Nam;
Công ty CP Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp; Công ty CP Nông thổ sản Việt Nam; Đầu tư xây lắp và Vật liệu xây dựng; Công ty TNHH MTV Xây lắp thương mại và Vật liệu xây dựng BMC; Công ty CP Viện nghiên cứu dệt may; Công ty CP Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI.
Trong số các đơn vị Bộ Công Thương muốn chuyển về Ủy ban vốn và SCIC, có những "ông lớn" đầu ngành ghi nhận doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, chẳng hạn như Habeco, VEAM... Ví dụ, năm 2022, Habeco ghi nhận doanh thu hơn 6.930 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ 2021 và lãi trước thuế trên 517 tỷ đồng. Còn VEAM cũng ghi nhận doanh thu gần 5.180 tỷ đồng vào năm ngoái, và lãi trước thuế 6.120 tỷ đồng.
Bộ này cũng cho hay, với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại 11 doanh nghiệp trên, cơ quan này đã tổ chức, sắp xếp và cơ cấu lại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; giám sát việc thu cổ tức, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, cũng như nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định.
Cũng tại báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Công thương cho biết, ngoài đôn đốc các doanh nghiệp lập phương án sắp xếp các cơ sở nhà đất, cơ quan này đang đẩy nhanh quyết toán cổ phần hóa tại các đơn vị đã cổ phần.
Hiện còn ba đơn vị chưa quyết toán khi chuyển sang công ty cổ phần, gồm Tổng công ty Thép (VnSteel), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) và Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE). Việc quyết toán cổ phần hóa tại VnSteel vướng mắc do liên quan tới đất đai, còn VEAM vì cơ quan điều tra đang xử lý liên quan tới vi phạm trong quản lý đất đai, các khoản công nợ tại doanh nghiệp này. Quyết toán cổ phần hóa ở MIE chưa xong do liên quan tới khoản đầu tư của Công ty Cơ khí Hà Nội tại Công ty Địa ốc Hoàng Gia.
Sabeco phấn đấu lãi gần 4.600 tỷ năm 2022, cao gấp 20,7 lần Habeco Sabeco đặt kế hoạch doanh thu và lãi ròng năm nay có thể tăng lần lượt 32% và 17% so với kết quả năm 2021. |
Bia Hải Dương (HAD) báo lãi ròng tăng gấp đôi trong quý III/2022 Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Dương (Habeco HD, Mã: HAD - HNX) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2022 với ... |
Thanh tra hàng loạt 'ông lớn' Habeco, Aeon, FPT, Grab… Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023 của bộ đối với hàng loạt doanh nghiệp ... |
Tiểu Vy