Được biết, ông Lê Huy Dũng sinh năm 1967 và tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và đã từng đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao tại các tổ chức tín dụng như như Giám đốc vùng & Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội - Ngân hàng ACB, Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Á.
Dư nợ xấu của VietBank trong năm qua đã tăng 26% lên 2.324 tỷ đồng |
Tại VietBank, ông Lê Huy Dũng cũng từng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc từ tháng 8/2017 và đến tháng 3/2020 được bổ nhiệm làm quyền Tổng giám đốc Vietbank.
Tháng 3/2021, ông chính thức làm Tổng giám đốc ngân hàng này. Tuy nhiên ông Lê Huy Dũng rời ghế Tổng giám đốc Vietbank sau 7 tháng theo nguyện vọng cá nhân để nhận nhiệm vụ mới theo sự phân công của Hội đồng quản trị.Về kết quả kinh doanh, Vietbank vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 53,1% xuống 113,1 tỷ đồng.
Trong kỳ, trừ lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 12,7% lên 37,2 tỷ đồng, các mảng hoạt động của Vietbank đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh khi thu nhập lãi thuần giảm 33,2% xuống còn 466,5 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác giảm 53,1% xuống 81,3 tỷ đồng.
Mảng kinh doanh ngoại hối ghi nhận lỗ gần 7 tỷ đồng và mảng chứng khoán đầu tư lỗ hơn 400 tỷ đồng trong quý IV. Ngoài ra, ngân hàng cũng giảm hơn 77% chi phí dự phòng rủi ro xuống gần 92 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế Vietbank đạt 649 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Trong đó thu nhập lãi thuần tăng 21,3% so với năm trước lên 1.802 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 35,4% lên 119 tỷ đồng. Mạng kinh doanh ngoại hối ghi nhận lãi gấp gần 5 lần so với năm trước lên 55,6 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư ghi nhận giảm 87% so với năm trước, từ 475,6 tỷ đồng xuống 61,7 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của Vietbank đạt 111.936 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2021. Trong đó, cho vay khách hàng tăng gần 26% lên hơn 63.632 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 13,8% so với năm trước, đạt 75.988 tỷ đồng.
Về chất lượng cho vay, dư nợ xấu của VietBank trong năm qua đã tăng 26% lên 2.324 tỷ đồng, chủ yếu do nợ có khả năng mất vốn tăng gần gấp đôi khi chiếm 1.814 tỷ đồng, còn nợ nghi ngờ và dưới tiêu chuẩn đều giảm gần 45%. Do cho vay khách hàng tăng mạnh nên tỷ lệ nợ xấu của VietBank vẫn duy trì ở mức 3,65% như hồi cuối năm 2021.
Về nguồn vốn, kết thúc 2022, số dư tiền gửi khách hàng của VietBank cũng tăng trưởng tốt 13,8% lên mức 75.988 tỷ đồng.
Thiên Ân