Chứng khoán 3/1: Phe bán chiếm ưu thế, YEG cùng NVL gắng gượng đỡ thị trường

03/01/2025 - 23:11
(Bankviet.com) Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 3/1 khép lại với chỉ số VN-Index giảm mạnh còn 1.254 điểm. Áp lực chốt lời lan rộng khiến nhiều nhóm ngành như ngân hàng, công nghệ, và bán lẻ giảm mạnh. Một số mã như YEG và NVL là điểm sáng hiếm hoi nhưng không đủ kéo thị trường khỏi một phiên giảm điểm.

Chứng khoán phiên 3/1 đóng cửa với việc VN-Index giảm 15,12 điểm, tương đương 1,19%, chốt phiên tại 1.254,59 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 560 triệu cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch gần 13.750 tỷ đồng. Diễn biến tiêu cực này cho thấy tâm lý nhà đầu tư tiếp tục thận trọng, khi dòng tiền không đủ mạnh để hỗ trợ chỉ số trong bối cảnh áp lực chốt lời gia tăng. Nhóm VN30 cũng giảm sâu hơn với mức giảm 22,62 điểm, tương đương 1,68%, dừng lại ở mức 1.320,58 điểm.

Các chỉ số chính thị trường tạm dừng phiên sáng 3/1
Các chỉ số chính thị trường tạm dừng phiên 3/1

HNX-Index giảm 2,03 điểm, tương đương 0,89%, chốt phiên tại 225,66 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX đạt hơn 55 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch 856 tỷ đồng. Số lượng mã giảm điểm chiếm áp đảo, với 102 mã giảm so với 57 mã tăng. Sàn UPCoM cũng chịu áp lực tương tự khi chỉ số UPCoM-Index giảm 0,71 điểm, tương đương 0,75%, xuống còn 94,34 điểm. Thanh khoản đạt hơn 59 triệu cổ phiếu, với giá trị giao dịch 768 tỷ đồng.

Về mức độ ảnh hưởng, VCB giữ vai trò dẫn dắt tích cực khi tăng 100 đồng, tương đương 0,11%, đóng cửa ở mức 92.000 đồng, góp 0,14 điểm vào chỉ số chung. CTR cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng 4.000 đồng, tương đương 3,19%, lên 129.500 đồng, đóng góp 0,12 điểm. PLXNVL lần lượt tăng 0,79% và 1,44%, đóng góp 0,09 và 0,07 điểm. YEG tăng mạnh nhất với mức tăng 6,83%, đóng cửa tại 19.550 đồng, nhưng chỉ đóng góp 0,04 điểm vào VN-Index.

Ngược lại, áp lực giảm điểm xuất hiện rõ nét ở các cổ phiếu lớn như TCB, giảm 750 đồng, tương đương 3,08%, lấy đi 1,26 điểm từ VN-Index. CTG giảm 900 đồng, tương đương 2,36%, khiến chỉ số mất thêm 1,16 điểm. FPT giảm sâu 3.000 đồng, tương đương 1,97%, làm mất 1,06 điểm. VPBMWG cũng ghi nhận mức giảm lần lượt là 2,09% và 3,3%, lấy đi tổng cộng 1,45 điểm khỏi chỉ số.

Áp lực bán chi phối nhóm cổ phiếu lớn

Ngành dịch vụ tài chính (chứng khoán) là tâm điểm thị trường với chỉ số toàn ngành giảm 2,25%. Các mã lớn như SSI giảm 2,3% với thanh khoản dẫn đầu nhóm đạt 16,1 triệu đơn vị. HCM cũng giảm mạnh 2,6%, VIX giảm 0,8%, VND giảm 2%, SHS giảm 2,3% MBS giảm 3,51% và ORS giảm 3,89% đều chịu áp lực chốt lời mạnh. Các cổ phiếu khác như BSI, HCM cũng giảm lần lượt 3,22%, 2,56%. Dòng tiền dường như rút khỏi nhóm này, khiến toàn ngành không tránh khỏi sắc đỏ bao trùm.

Nhóm ngân hàng không thoát khỏi trạng thái tiêu cực khi điều chỉnh giảm 1,35%. Các cổ phiếu lớn như TCB giảm mạnh 3,08%, STB giảm 2,43%, và CTG giảm 2,36% đã kéo lùi đáng kể chỉ số. Các mã như MBB, HDBLPB cũng ghi nhận mức giảm trên 1,9%, lần lượt 1,98%, 2,59%, và 2,72%. Tuy nhiên, một số mã như SSB và VCB vẫn giữ được sắc xanh nhẹ, tăng lần lượt 0,3% và 0,11%, nhưng không đủ để cân bằng áp lực giảm chung của toàn ngành.

Ngành bất động sản cũng chìm trong sắc đỏ, với chỉ số ngành giảm 0,44%. Các cổ phiếu như CEO giảm 2,26%, DXS giảm 2,53%, và TCH giảm 2,31% đều chịu áp lực bán mạnh. Một số mã như NLG và KDH cũng giảm nhẹ lần lượt 1,1% và 1%. Tuy nhiên, NVL tăng 1,44% và TIG tăng 1,52% đã mang lại chút tích cực cho nhóm ngành, nhờ vào lực cầu từ nhà đầu tư kỳ vọng vào triển vọng dài hạn của các dự án lớn.

Ngành bảo hiểm ghi nhận mức giảm mạnh 2,51%. Các cổ phiếu lớn như BVH giảm 3,4%, MIG mất 3,02%, và PVI giảm sâu 3,77%, trở thành điểm nhấn tiêu cực của thị trường.

Nhóm bán lẻ cũng chịu tác động tiêu cực khi giảm 2,32%, phản ánh sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào các cổ phiếu trong ngành này. MWG giảm sâu 3,3%, kéo theo áp lực bán lan rộng. DGW cũng giảm 2,7%, trong khi PET, PSD, CEN giảm nhẹ dưới 1%. Dù FRT tăng nhẹ 0,38%, sự tăng điểm này không đủ để cân bằng đà giảm chung của cả nhóm ngành.

Ngành công nghệ thông tin giảm 1,91%, với FPT giảm 1,97% và gây áp lực lớn lên chỉ số ngành. SAM giảm mạnh 6,5%, ELC giảm 1,6%. Tuy nhiên, CMG tăng nhẹ 0,1%, là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh ảm đạm của ngành này.

Sự điều chỉnh giảm trên nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, khiến chỉ số ngành giảm 1,77%. Nhiều cổ phiếu lớn trong nhóm này chịu áp lực bán mạnh, đặc biệt là MCH với mức giảm sâu 4,73%, đóng vai trò chính kéo lùi chỉ số ngành. Các cổ phiếu khác như BAF, HAG, và HNM lần lượt giảm 3,23%, 3,66%, và 3,19%. BNA giảm 1,98%, DBC mất 1,94%, và IDP giảm 1,92%, khiến toàn ngành không thể giữ được sắc xanh.

Ngược lại, nhóm truyền thông ghi nhận mức tăng nhẹ 0,24%, được hỗ trợ bởi sự bứt phá của YEG khi đóng cửa trong sắc tím, FOC tăng nhẹ 0,37%. Tuy nhiên, một số cổ phiếu khác như ODE và VEF giảm 0,23%, trong khi VNB mất 1,79%, phản ánh áp lực bán vẫn hiện diện trong nhóm ngành này.

Ngành viễn thông cũng duy trì sắc xanh nhẹ với mức tăng 0,09%, nhờ sự hỗ trợ từ ABC tăng 1,69% và VGI tăng 0,11%.

Thúc đẩy đầu tư công để nâng tầm cổ phiếu bất động sản, xây dựng

Vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến đạt kỷ lục 791.000 tỷ đồng, tạo cơ hội lớn cho nhóm cổ phiếu xây dựng, hạ ...

Xu hướng đầu tư chứng khoán 2025 dưới góc nhìn chuyên gia

Năm 2025, chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư chứng khoán duy trì danh mục dưới 50% trong nửa đầu năm, tập trung vào ngân ...

Chứng khoán phiên sáng 3/1: Điểm nhấn thanh khoản cổ phiếu Novaland

Thị trường chứng khoán phiên sáng 3/1 diễn biến tương đối ảm đạm, điểm sáng duy nhất có lẽ thuộc về thanh khoản cổ phiếu ...

Đức Anh

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán