Chứng khoán Mỹ trái chiều, Dow Jones tăng nhẹ, Nasdaq và S&P 500 chịu áp lực trước tín hiệu từ Fed | |
Chứng khoán Mỹ bứt phá mạnh mẽ, ngành chip toàn cầu chao đảo trước áp lực từ Trump |
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 66,69 điểm (0,16%) lên mức 42.906,95 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 43,22 điểm (0,73%) đạt mức 5.974,07 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 192,29 điểm (0,98%) chốt phiên ở mức 19.764,89 điểm.
Cổ phiếu ngành Hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng 0,3% đạt 229,17 điểm, trong khi các cổ phiếu thuộc nhóm Tài chính và Bất động sản giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu ngày.
Lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng lên mức cao nhất trong gần 7 tháng, trong bối cảnh Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn dự kiến trong năm 2025. |
Trong năm nay, nhóm cổ phiếu công nghệ có đà tăng mạnh nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy giá cổ phiếu. Gần đây, Broadcom - nhà cung cấp chip cho Apple và nhiều công ty công nghệ lớn - đã tăng vọt 12,15% đạt 232,25 điểm, nâng mức vốn hóa thị trường lên 1 nghìn tỷ USD nhờ dự báo nhu cầu sản phẩm bùng nổ.
Thị trường chung cũng được hỗ trợ tăng điểm nhờ đà tăng mạnh của Meta khi đạt 599,68 điểm (+2,49%) và gã khổng lồ xe điện Tesla tăng 2,27% đạt 430,6 điểm. Trong khi đó, cổ phiếu Qualcomm cũng khởi sắc 3,5% đạt 158,24 điểm sau khi công ty này giành chiến thắng trong vụ kiện về tranh chấp hợp đồng với Arm vào hôm thứ Sáu.
Cổ phiếu Nvidia ghi nhận mức tăng 3,69% đạt 139,67 điểm. Cổ phiếu AMD tăng vọt hơn 5% sau khi được công ty chứng khoán Rosenblatt đánh giá hãng sản xuất chip này là lựa chọn hàng đầu cho năm 2025. Cổ phiếu Rumble đã mở rộng đà tăng lên 81,22% vào chiều thứ Hai sau khi công ty tiền điện tử Tether công bố khoản đầu tư trị giá 775 triệu USD.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 12 đã giảm xuống 104,7 điểm, thấp hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế là 113,3 điểm và con số điều chỉnh tăng 112,8 điểm của tháng 11. Sự suy giảm này phản ánh lo ngại về triển vọng kinh doanh trong tương lai.
Dù nhu cầu máy móc gia tăng đã thúc đẩy đơn đặt hàng thiết bị vốn tăng trong tháng 11, nhưng tổng đơn hàng hàng hóa lâu bền lại giảm 1,1% sau khi tăng 0,8% trong tháng 10. Sự suy giảm này chủ yếu do sự yếu kém trong đơn hàng máy bay thương mại.
Ông Robert Phipps, Giám đốc tại Per Stirling Capital Management, nhận định niềm tin tiêu dùng yếu vẫn là yếu tố tiêu cực chính ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán hôm thứ Hai. Ông nhấn mạnh, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 5.
"Với các nhà đầu tư cổ phiếu, việc lãi suất trái phiếu 10 năm duy trì ở mức 4,6% rất quan trọng. Thị trường đang điều chỉnh để thích ứng với chính sách tiền tệ kém mềm mỏng hơn của Fed," ông Phipps cho biết. Dưới tình hình các chỉ số chứng khoán Mỹ đang yếu đi, bất chấp đà tăng của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Lợi suất trái phiếu chuẩn kỳ hạn 10 năm tăng 6,7 điểm cơ bản lên 4,591%, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm tăng 6,3 điểm cơ bản lên 4,77%. Trước phiên giao dịch ngắn ngày thứ Ba và việc thị trường đóng cửa vào thứ Tư để nghỉ lễ Giáng sinh, ông Tim Ghriskey, chiến lược gia danh mục đầu tư cấp cao tại Ingalls & Snyder cho biết các nhà đầu tư vẫn chưa quên đợt bán tháo mạnh hôm thứ Tư tuần trước, sau khi Fed đưa ra tín hiệu rõ ràng về việc sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong năm tới.
Chứng khoán Mỹ thiết lập thêm kỷ lục mới, Nasdaq và S&P500 tiếp đà bứt phá Chứng khoán Mỹ khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần, Nasdaq lập đỉnh kỷ lục, dẫn đầu bởi đà tăng mạnh của cổ phiếu ... |
Dow Jones giảm phiên thứ 9 liên tiếp, đánh dấu chuỗi giảm dài nhất từ 1978 Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư thận trọng trước cuộc họp Fed. Dow Jones giảm 267 điểm, đánh dấu phiên ... |
Chứng khoán Mỹ trái chiều, Dow Jones tăng nhẹ, Nasdaq và S&P 500 chịu áp lực trước tín hiệu từ Fed Chứng khoán Mỹ khép lại phiên giao dịch đầy biến động khi Dow Jones nhích nhẹ, còn S&P 500 và Nasdaq đồng loạt giảm. Nhóm ... |
Hoàng Thái