Chứng khoán phiên sáng 3/1: Điểm nhấn thanh khoản cổ phiếu Novaland

03/01/2025 - 19:00
(Bankviet.com) Thị trường chứng khoán phiên sáng 3/1 diễn biến tương đối ảm đạm, điểm sáng duy nhất có lẽ thuộc về thanh khoản cổ phiếu NVL, cùng với đó là diễn biến tăng giá của cặp đôi cổ phiếu nhỏ TMT và HAP.

Sau phiên giao dịch đầu năm mới có phần tương đối thuận lợi, thị trường chứng khoán bước vào phiên 3/1 với diễn biến "trầm" hơn khá nhiều cả về mặt điểm số lẫn thanh khoản. Tạm dừng phiên sáng, sàn HOSE chỉ có 67 mã tăng và có tới 313 mã giảm, VN-Index giảm 8,19 điểm (-0,65%) xuống 1.261,52 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 240,2 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 6 nghìn 5. tỷ đồng.

Chứng khoán phiên sáng 3/1: Sắc đỏ chiếm ưu thế rổ VN30
Các chỉ số chính thị trường tạm dừng phiên sáng 3/1

Các cổ phiếu trụ cột cũng phân hóa mạnh, trong đó, cổ phiếu HDB trong rổ VN30 dẫn đầu đà giảm khi để mất 2,39%, thị giá giảm xuống 24.500 đồng/cổ phiếu.

Theo ngay sau là BVH của Tập đoàn Bảo Việt với mức giảm 2,33%, thị giá còn 50.300 đồng/cổ phiếu. Các mã giảm điểm đáng chú ý khác trong nhóm có thể kể đến CTG, STB, TCB hay VPB, với mức giảm hơn 1%.

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu giữ được sắc xanh không nhiều, chỉ 3 mã bao gồm BID, VCB, và PLX, tuy nhiên mức tăng cũng khá khiêm tốn, đều dưới 1%.

Quán quân thanh khoản sàn HOSE sáng nay bất ngờ thuộc về NVL nhà Novaland, với hơn 8,5 triệu cổ phiếu được sang tay, thị giá tăng 1,44% lên 10.550 đồng/cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán sáng nay cũng chỉ nổi lên một vài mã vừa và nhỏ đáng chú ý. Điển hình là TMT, sau khi giải trình về chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp, cổ phiếu TMT vẫn duy trì sức nóng và ngược dòng thị trường chung khoe sắc tím. Như vậy, TMT đã ghi nhận 7 phiên tăng trần liên tiếp, với tổng mức tăng gần 60%, từ mức 7.030 đồng/cổ phiếu. lên mức 11.200 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh TMT, một mã nóng khác là HAP cũng đã sớm khoe sắc tím sau thông tin Chủ tịch đăng ký mua vào hơn 10 triệu cổ phiếu. Hiện HAP đứng tại mức giá trần 4.620 đồng/cổ phiếu với khối lượng dư mua trần hơn nửa triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index sau ít phút đầu trồi sụt đã trở lại sắc xanh, nhưng mức tăng khiêm tốn và đi ngang cho đến khi kết phiên. UPCoM cũng diễn biến tương đối ảm đạm, chỉ số tạm dừng phiên sáng giảm nhẹ dưới tham chiếu.

Tại 10h20, áp lực bán tiếp tục gia tăng khiến VN-Index giảm gần 5 điểm, lùi xuống dưới mốc 1.265 điểm. Chỉ số VN30 chịu áp lực lớn hơn, mất 9 điểm khi có tới 22 mã chìm trong sắc đỏ. Những mã giảm mạnh trên 1% bao gồm VPB, FPT, BCM, ACB, CTG, BVH, MWG, và HDB.

Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu, với giá trị giao dịch chỉ đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Tính tới 9h30, chỉ số chính VN-Index ghi nhận mức giảm nhẹ với diễn biến thận trọng, dao động quanh ngưỡng tham chiếu. Dù vậy, thị trường vẫn được hỗ trợ tích cực từ nhóm cổ phiếu dịch vụ viễn thông và nguyên vật liệu.

Trong rổ VN30, sắc đỏ chiếm ưu thế với 21 mã giảm, 6 mã tăng và 3 mã giữ giá tham chiếu. Các cổ phiếu như HDB, BCM, SSBFPT dẫn đầu nhóm giảm điểm. Ở chiều ngược lại, GVR, BID, PLX và VRE ghi nhận mức tăng đáng chú ý.

Nhóm dịch vụ viễn thông phục hồi tích cực ngay từ đầu phiên. Các mã nổi bật gồm VGI tăng 0,87%, YEG tăng 2,19%, CTR tăng 0,64%, FOC tăng 0,61% trong khi các mã khác duy trì trạng thái đi ngang hoặc giảm nhẹ.

Bên cạnh đó, nhóm nguyên vật liệu cũng ghi nhận diễn biến khả quan. Các mã nổi bật bao gồm KSB tăng 0,8%, GVR tăng 0,82%, CSV tăng 0,21%, KSV tăng 4,7%, AAA tăng 0,92%, HAP tăng 6,94% và ACM bứt phá với mức tăng mạnh 14,29%.

Tại thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite giảm phiên thứ 5 liên tiếp, ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 4/2024. Cụ thể, chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ rớt 151,95 điểm (tương đương 0,36%) xuống 42.392,27 điểm.

Chỉ số S&P 500 mất 0,22% còn 5.868,55 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 0,16% xuống 19.280,79 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite hiện đã giảm 5 phiên liên tiếp, ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 4/2024.

Nhận định chứng khoán phiên 3/1: VN-Index cần một điều kiện để tiến xa hơn

VN-Index tiếp tục duy trì sự ổn định trong biên độ hẹp. Với lực cầu bắt đáy hiện hữu và các tín hiệu kỹ thuật ...

ACV được "cởi trói", chấm dứt 5 năm mòn mỏi chờ cổ tức của cổ đông

ACV vừa công bố doanh thu năm 2024 ước đạt 21.639 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.980 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra. ...

Thúc đẩy đầu tư công để nâng tầm cổ phiếu bất động sản, xây dựng

Vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến đạt kỷ lục 791.000 tỷ đồng, tạo cơ hội lớn cho nhóm cổ phiếu xây dựng, hạ ...

Nguyên Nam

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán