Phiên giao dịch ngày 4/11 chứng kiến giá vàng trong nước giảm mạnh khi vàng miếng SJC rơi khỏi mốc 89 triệu đồng/lượng, giảm nửa triệu đồng, xuống còn 87 – 89 triệu đồng/lượng. Tương tự, giá vàng nhẫn cũng không giữ được mức 89 triệu đồng/lượng. Đà giảm này diễn ra đồng thời với sự điều chỉnh trên thị trường quốc tế khi tính đến 14h51 (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao dịch quanh ngưỡng 2.737,19 USD/ounce, giảm 10,86 USD so với cuối tuần trước. Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương khoảng 82,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng trong nước tới 6 triệu đồng/lượng.
Giới phân tích cho rằng nhiều nhà đầu tư đang tranh thủ chốt lời khi giá vàng gần đây liên tục lập đỉnh |
Giới phân tích cho rằng nhiều nhà đầu tư đang tranh thủ chốt lời khi giá vàng gần đây liên tục lập đỉnh, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều sự kiện quan trọng đang và sắp diễn ra có thể ảnh hưởng đến xu hướng giá vàng, bao gồm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, nhận định: "Giá vàng tăng cao đã khiến nhiều nhà đầu tư quyết định bán ra để chốt lời. Hiện tượng này không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới".
Ông Hiếu nhấn mạnh rằng thị trường vàng trong nước đang trong trạng thái kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, với nguồn cung hạn chế, khiến việc mua bán vàng của người dân gặp khó khăn.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng |
Thêm vào đó, ông Hiếu lưu ý rằng đồng USD đang ở mức cao nhất trong 3 tháng, chủ yếu do các dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây cho thấy sức khỏe kinh tế của nước này vẫn ổn định, và khả năng ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cũng là một yếu tố tác động đến USD và giá vàng.
Sự kiện bầu cử Mỹ vào ngày 5/11 và quyết định lãi suất của Fed vào ngày 8/11 sẽ tiếp tục là hai yếu tố lớn chi phối tâm lý thị trường vàng tuần này. Bên cạnh đó, thị trường còn theo dõi các báo cáo quan trọng khác, bao gồm dữ liệu hoạt động dịch vụ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần, và báo cáo sơ bộ về niềm tin tiêu dùng của Đại học Michigan.
TS. Hiếu đưa ra các kịch bản tác động lên giá vàng hậu bầu cử:
Kịch bản thứ nhất, nếu bà Harris thắng cử, Fed dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ và hạ lãi suất, làm giảm giá trị đồng USD và hỗ trợ đà tăng giá vàng. Ông Hiếu phân tích: “Giá trị đồng USD hiện đang tăng trở lại sau đợt giảm lãi suất 0,5% của Fed, tuy nhiên, các bất ổn địa chính trị và căng thẳng xung quanh bầu cử Mỹ, cũng như xung đột ở Trung Đông và giữa Nga và Ukraine, khiến vàng vẫn là tài sản trú ẩn an toàn được các ngân hàng trung ương toàn cầu ưa chuộng.”
Kịch bản thứ hai, nếu ông Trump thắng cử, Fed có thể tăng lãi suất, đồng USD sẽ mạnh lên và giá vàng có thể giảm. “Lý thuyết là vậy, nhưng sự thật lại phức tạp hơn,” ông Hiếu cho biết. Ông giải thích rằng trong trường hợp này, lạm phát và nợ công Mỹ có thể tăng, tạo ra bất ổn kinh tế, đồng thời thúc đẩy giá vàng tăng do lo ngại về các chính sách kinh tế có thể gây ra sự mất cân bằng cho nền kinh tế toàn cầu.
Hiện tại, giá vàng đang giao dịch ở mức 2.735 – 2.750 USD/ounce, nhưng có thể đột ngột chạm 2.800 USD/ounce nếu các yếu tố bất ổn gia tăng, ông Hiếu cho biết thêm. "Dự báo đến năm 2025, giá vàng có thể vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce. Trong nước, nếu vàng thế giới đạt mức 2.800 USD/ounce, giá vàng miếng và nhẫn có thể trở lại mức đỉnh 92 triệu đồng/lượng ngay sau bầu cử Mỹ", ông Hiếu nhận định.
Đại gia vàng mã duy nhất trên sàn: Doanh thu đạt đỉnh nhưng lợi nhuận giảm sâu Công ty CP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (HNX: CAP) ghi nhận quý IV đạt doanh thu cao kỷ lục, tuy nhiên lợi ... |
Giá vàng nhẫn hôm nay 4/11: Giảm mạnh tại các hệ thống lớn, nhà đầu tư cần bảo toàn tài sản Giá vàng nhẫn tại các cửa hàng lớn như Tập đoàn Phú Quý, PNJ và Bảo Tín Minh Châu đồng loạt điều chỉnh giảm vào ... |
Giá vàng chiều nay 4/11/2024: Vàng miếng rớt nửa triệu, vàng nhẫn mất mốc 89 triệu đồng/lượng Phiên giao dịch chiều 4/11 chứng kiến giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC giảm nửa triệu đồng/lượng, về mức 87 – 89 ... |
Linh Đan