Phiên giao dịch ngày 21/10, cổ phiếu SMC của Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE) tiếp tục tăng mạnh, áp sát mức giá trần (+6,08%) với 6.980 đồng/cổ phiếu, thanh khoản tại thời điểm đầu phiên chiều đạt hơn 723 nghìn đơn vị. Phiên cuối tuần trước (18/10), cổ phiếu SMC thậm chí còn có cho mình mức tăng trần, thanh khoản đạt gần 600 nghìn đơn vị.
Cổ phiếu SMC bát ngờ bứt phá mạnh |
Cú bứt phá mạnh của cổ phiếu SMC diễn ra trong bối cảnh mùa công bố báo cáo tài chính quý 3 đang rất sôi động, tuy nhiên vẫn chưa rõ liệu diễn biến tích cực của SMC có phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư vào kết quả kinh doanh quý 3 của doanh nghiệp hay không.
Được biết, Đầu tư Thương mại SMC là nhà phân phối chiến lược của các nhà sản xuất thép lớn tại Việt Nam, với thị phần chiếm khoảng 6% so với cả nước và khoảng 15% so với khu vực phía Nam.
Về tình hình tài chính, SMC đã lỗ liên tiếp trong 2 năm 2022-2023. Đến cuối năm 2023, công ty lỗ lũy kế gần 169 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cũng đang phát sinh công nợ đối với một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng như Tập đoàn Novaland, Hưng Thịnh Incons hay Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Tại ngày 30/6, SMC có khoản nợ xấu ngắn hạn hơn 1.288 tỷ đồng đối với các công ty thuộc hệ sinh thái của Novaland, Hưng Thịnh Incons và nhiều đơn vị khác. Công ty đã phải trích lập dự phòng gần 557 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu này. Việc phải trích lập dự phòng lớn đã ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của SMC.
Tính đến cuối tháng 6/2024, SMC ghi nhận lỗ hơn 22% từ khoản đầu tư vào cổ phiếu HBC, sau khi hoán đổi từ khoản nợ trị giá 104,7 tỷ đồng. Hiện khoản đầu tư này có nguy cơ mất trắng do HBC gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng khi ghi nhận lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ, dẫn đến việc cổ phiếu HBC bị hủy niêm yết trên HoSE.
Tương tự, khoảng nợ của hệ sinh thái Novaland cũng đối diện với tình trạng nợ xấu nghiêm trọng khi hai công ty con của Novaland là Công ty TNHH Delta Valley Bình Thuận và Công ty TNHH The Forest City hiện đang dẫn đầu danh sách nợ xấu, với tổng số nợ lên đến hơn 700 tỷ đồng.
Bức tranh tài chính doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề |
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, bà Nguyễn Ngọc Ý Nhi - Phó Chủ tịch HĐQT SMC cho biết: "Nếu không xử lý được khoản nợ, Công ty sẽ phải trích lập dự phòng thêm 90 tỷ đồng trong quý 2, nâng tổng số trích lập lên gần 300 tỷ đồng trong cả năm 2024. SMC nhất định phải xử lý nợ trong năm nay, các phương án xử lý gồm cả thu bằng tiền, hoán đổi cổ phiếu, nhận tài sản để cấn trừ công nợ và nếu kế hoạch xử lý nợ khả thi, SMC đều chấp nhận".
Để cải thiện tình hình tài chính, SMC đã liên tục thực hiện các kế hoạch bán tài sản. Vào đầu tháng 10/2024, SMC đã chuyển quyền chủ nợ của khoản nợ tại Công ty CP Beton 6 cho bà Nguyễn Thị Lan Anh, với giá trị nợ là hơn 12,6 tỷ đồng. SMC chỉ nhận được 3 tỷ đồng, tương đương 23,8% tổng giá trị khoản nợ.
Trước đó, vào tháng 9/2024, HĐQT SMC cũng thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng với giá trị 96 tỷ đồng. Lô đất có diện tích hơn 27.731m2 nằm tại khu công nghiệp Hòa Cầm, Đà Nẵng, được sử dụng với mục đích làm khu công nghiệp.
Ngoài ra, trong năm nay, SMC cũng đã thông qua nhiều kế hoạch chuyển nhượng các bất động sản khác, bao gồm trụ sở tại số 681 Điện Biên Phủ, TP. HCM và khu đất tại SMC Tân Tạo 2, với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng.
Cổ phiếu họ Vin lại "có biến" sau động thái mới nhất của Vinhomes về thương vụ lịch sử Các cổ phiếu họ nhà Vin bao gồm VHM, VRE hay VIC bật tăng mạnh ngay đầu phiên sáng của tuần giao dịch mới. Được ... |
Nhóm bất động sản dẫn dắt, VN-Index tăng nhẹ trước áp lực bán lớn Phiên giao dịch sáng 21/10, VN-Index tăng 1,97 điểm lên 1.287,43 điểm, nhưng sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế với 207 mã giảm. Nhóm cổ ... |
Cổ phiếu CTD được săn đón ngay sau khi Chủ tịch Coteccons “rót mật vào tai”? Cổ phiếu CTD của Coteccons tăng bốc ngay phiên sáng đầu tuần với thanh khoản tăng mạnh. Diễn biến này đến ngay sau khi Chủ ... |
Lưu Lâm