Giá cao su quốc tế biến động trái chiều
Ở những quốc gia tiêu thụ cao su lớn, đặc biệt trong ngành lốp xe đang dựa vào nguồn nhập khẩu cao su rẻ hơn từ Bờ Biển Ngà. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng cao su nội địa. Bờ Biển Ngà cnổi lên như một trong những nhà xuất khẩu cao su tiêu chuẩn kỹ thuật (TSR) lớn vì nước này đang chào bán sản phẩm TSR với giá thấp hơn khoảng 15 Rs (0,18 USD)/kg so với giá từ các nguồn khác.
Giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan tăng nhẹ trong nửa đầu tháng 9 trong khi giá ở Thượng Hải (Trung Quốc) giảm. Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong năm 2023 và 2024 sẽ hạn chế động lực tăng trưởng của thế giới.
Mộc Trà tổng hợp |
Còn tại Ấn Độ, giá cao su tự nhiên hiện đang ở mức thấp nhất trong 6 tháng, có thể sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh nhập khẩu tăng và nhu cầu yếu khi bắt đầu mùa khai thác cao điểm từ tháng 10.
Triển vọng về sự gia tăng nhu cầu có vẻ yếu. Trong khi đó, giá cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô. Giá dầu tăng khiến các nhà sản xuất giảm tiêu thụ cao su tổng hợp, và hỗ trợ giá cao su tự nhiên.
Trên thị trường quốc tế, giá cao su hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2023 được giao dịch trên Sàn Osaka Nhật Bản tăng hơn 5% trong một tháng qua, và tăng nhẹ 2% trong một năm.
Trong 10 ngày giữa tháng 9/2023, giá mủ cao su nước tại các vùng nguyên liệu duy trì ổn định ở mức 240-280 đồng/TSC. Cụ thể, giá mủ nước tại tỉnh Đắk Lắk và Bình Phước duy trì ở mức 235- 280 đồng/TSC. Tại vùng nguyên liệu Lâm Đồng, Bình Dương và TP HCM, giá mủ nước giữ mức 240-255 đồng/TSC. Giá cao nhất tại các vùng nguyên liệu Phú Yên, Bình Thuận, Kon Tum và Đồng Nai, ổn định trong khoảng 235-260 đồng/TSC.
Trong khi đó, giá mủ cao su nguyên liệu tại các công ty cao su biến động, hều hết đều tăng so với cuối tháng 8. Hiện giá mủ nước đang được thu mua trong khoảng 250-290 đồng/độ, theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu.
Cụ thể, Công ty Cao su Phước Hòa thu mua ở mức 288-290 đồng/độ, tăng 13 đồng/độ so với 10 ngày trước đó; Giá mủ nước tại Công ty Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 255-275 đồng/độ, tăng 5 đồng/độ so với 10 ngày trước đó; Công ty Cao su Đồng Phú giữ mức 270 đồng/độ; Công ty Cao su Bình Long giữ ở mức 259-269 đồng/độ.
Ngày 11/9/2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Shandong HaoHua Tire (Trung Quốc) với Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Haohua (Việt Nam) với tổng vốn 500 triệu USD. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Bình Phước.
Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Haohua (Việt Nam) được đầu tư tại Khu công nghiệp Minh Hưng SIKICO có quy mô diện tích 43 ha, dự kiến sẽ khởi công xây dựng và đi vào hoạt động từ quý 3/2025. Đây là dự án có suất đầu tư trên diện tích sử dụng đất khá cao, 11,6 triệu USD/ha. Dự án sẽ sản xuất các sản phẩm lốp Radial bán thép và lốp Radial toàn thép cho xe ôtô và các loại xe khác với công suất dự kiến 14,4 triệu bộ lốp/năm, giá trị sản lượng hàng năm dự kiến đạt 770 triệu USD.
Từ đầu năm 2023 đến nay, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, lượng và trị giá xuất khẩu sang thị trường này liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5.740 tấn, trị giá 8,98 triệu USD, giảm 10,4% về lượng và giảm 27,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân cao su sang thị trường này đạt 1.565 USD/tấn, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Về chủng loại xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong đó, chủng loại SVR CV60 được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm gần 40% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2023; Xếp thứ 2 là chủng loại SVR 3L chiếm 36,68% và thứ 3 là SVR 10 chiếm 13,22%...
Mặc dù xuất khẩu cao su sang Nhật Bản giảm, nhưng trong 8 tháng đầu năm 2023, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng trưởng khá về lượng so với cùng kỳ năm 2022 như: SVR 3L, RSS3, SVR 20…
Mộc Trà tổng hợp/Tổng cục Hải quan |
Về giá xuất khẩu, nhìn chung, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su sang Nhật Bản hầu hết đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022, trong đó phải kể tới cao su tổng hợp giảm 51,8%; Latex giảm 29,5%; SVR 20 giảm 21,3%; SVR 3L giảm 21,2%; SVR 10 giảm 21%...
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, 7 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản nhập khẩu 431.920 tấn cao su (HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 106,79 tỷ Yên (tương đương 722,68 triệu USD).
Trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản với 5.440 tấn. Thị phần cao su Việt Nam chiếm hơn 1% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Nhật Bản.
Mộc Trà tổng hợp |
Về chủng loại nhập khẩu, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, nhập khẩu cao su tự nhiên chiếm 80,52% tổng lượng cao su nhập khẩu, phần còn lại là cao su tổng hợp, cao su tái sinh và cao su hỗn hợp. Trong đó, lượng và trị giá nhập khẩu cao su tự nhiên, cao su tổng hợp và cao su tái sinh đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Đối với cao su tự nhiên (HS 4001), trong 7 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản nhập khẩu 347.780 tấn, trị giá 73,8 tỷ Yên (tương đương 499,55 triệu USD), giảm 26,2% về lượng và giảm 36,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhập khẩu cao su tự nhiên từ Campuchia ghi nhận với 1.370 tấn, trị giá 315,16 triệu Yên (tương đương 2,13 triệu USD), tăng tới 495,7% về lượng và tăng 406% về trị giá so với cùng kỳ.
Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Campuchia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Nhật Bản. Trừ Myanmar và Campuchia, lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Nhật Bản từ các thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Cũng trong thời gian này, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Nhật Bản, với 5,42 nghìn tấn, trị giá 1,18 tỷ Yên (tương đương 8 triệu USD), giảm 6,5% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Đối với cao su tổng hợp (HS 4002), quốc gia này đã nhập khẩu 74.470 tấn, trị giá 28,99 tỷ Yên (tương đương 196,28 triệu USD), giảm 29,7% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Cụ thể, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Đài Loan và Thái Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Nhật Bản 7.
Khoảng 460.000 tấn carbon dioxide được trao đổi vào ngày giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên của Indonesia Trong phiên giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên, mức giá được ấn định là 69.600 rupiah, tương đương khoảng 4,51 USD/tấn. |
Indonesia tính nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Trung Quốc Theo cơ quan thống kê nước này, Indonesia đã nhập khẩu 1,59 triệu tấn gạo trong 8 tháng đầu năm nay, tăng rất mạnh so ... |
Thị trường hàng hóa hôm nay 28/9: Nhóm năng lượng bứt phá, dầu thô tăng cao nhất gần 14 tháng, kim loại giảm mạnh Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm nay, số liệu dự trữ dầu thô Mỹ giảm mạnh đã tạo lực đẩy cho nhóm xăng ... |
Mộc Trà