Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/6, VN-Index tiếp tục quán tính tăng điểm với 3,52 điểm (tương ứng với 0,28%) lên 1.283,52 điểm. Thanh khoản thị trường đạt hơn 23.700 tỷ đồng tương đương 935,8 triệu cổ phiếu giao dịch, thấp hơn trung bình 20 phiên. Giao dịch khối ngoại vẫn là điểm trừ khi họ bán ròng 158 tỷ đồng trên 3 sàn, song đà bán này đã hạ nhiệt đáng kể so với những phiên "xả" hàng nghìn tỷ đồng trước đó.
Trên sàn HOSE, khối ngoại hôm nay mua vào 76 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 2.103 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ra 83 triệu cổ phiếu với tổng giá trị bán ra đạt 2.234 tỷ đồng. Theo đó, trong phiên hôm nay, dòng tiền khối ngoại bán ròng 131 tỷ đồng với tương ứng khối lượng 6,6 triệu đơn vị. Đây là phiên thứ 8 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HOSE phiên 4/6. |
Trong phiên hôm nay, tại chiều mua, cổ phiếu FPT là tâm điểm mua ròng của khối ngoại với giá trị 98,5 tỷ đồng, tương ứng với 709.060 đơn vị. Kết phiên, thị giá FPT tăng 2.200 đồng lên 139.100 đồng/cp. Nếu tính toán trong khoảng 1 năm qua, thị giá cổ phiếu FPT đã tăng gấp đôi, đây cũng là mức giá cao kỷ lục mới của cổ phiếu này. Tính tại mức giá hiện tại, vốn hóa hóa của FPT là 176.530 tỷ đồng, thuộc top 5 cổ phiếu có vốn hóa hóa lớn nhất trên thị trường.
Thông tin về FPT, mới đây HĐQT Công ty CP FPT thông qua thời điểm chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện các quyền trên là ngày 13/6, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến ngày 20/6. Cụ thể, FPT sẽ chia cổ tức còn lại năm 2023 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt, tương ứng với cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 1.270 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành động, FPT sẽ phải tương ứng khoảng 1.270 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Trước đó, vào giữa tháng 9/2023, Công ty đã tạm ứng cổ tức thời 1/2023 với tỷ lệ 10% bằng tiền. Đồng thời, FPT dự kiến sẽ phát hành thêm 190,5 triệu cổ phiếu phóng tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 20:3, tức cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận thêm 3 cổ phiếu mới. Nguồn trích lợi nhuận sau thuế chưa được phân phối tại ngày 31/12/2023 trên BCTC kiểm toán 2023. Sau phát hành, điều kiện vốn của FPT sẽ tăng từ 12.700 tỷ đồng lên 14.605 tỷ đồng.
Quay lại với diễn biến khối ngoại, đà mua ròng sàn HOSE còn có HSG và NKG là hai mã tiếp theo được gom 64 và 44 tỷ đồng. Ngoài ra, POW và HPG cũng được mua 43 và 41,7 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu POW được khối ngoại mua ròng 7 phiên liên tiếp với tổng giá trị gần 182 tỷ đồng, đồng thuận với diễn biến giá của POW (+23%). Cổ phiếu POW có đà tăng mạnh sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện thủ tục, hồ sơ, dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện, trình Chính phủ cuối tháng 5.
Ngược lại, tại chiều bán, cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động là tâm điểm xả ròng của khối ngoại với quy mô gần 86 tỷ đồng, tương ứng với 1,3 triệu cổ phiếu xả bán.
Xét về khối lượng, cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDirect tiếp tục bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với hơn 4,3 triệu đơn vị, tương ứng 78,2 tỷ đồng. Đà bán ròng còn ghi nhận ở VHM với giá trị 66 tỷ đồng. Cùng chiều, VHM và FUEVFVND bị rút ròng lần lượt 66,5 tỷ đồng và 55,3 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối nhà đầu tư nước ngoài mua vào 1,4 triệu cổ phiếu tương ứng với 39,8 tỷ đồng. Ngược lại, khối này bán ra 2,5 triệu cổ phiếu tương ứng với 49 tỷ đồng. Như vậy, khối ngoại hôm nay mua ròng 9 tỷ đồng tỷ đồng trên HNX, tương ứng với hơn 1 triệu cổ phiếu.
Tại chiều mua, IDC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 12,7 tỷ đồng, tương ứng với 204.460 đơn vị. Bên cạnh đó, MBS xếp tiếp theo trong sách mua ròng mạnh trên HNX với 6,4 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng chi hơn 1 tỷ đồng để gom ròng CEO, DTD, VFS.
Chiều ngược lại, PVS là mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị gần 10 tỷ đồng. Theo sau TNG, HUT, IVS bị bán từ 5-7 tỷ đồng.
Tại thị trường UPCoM, khối ngoại hôm nay bán ròng 15 tỷ đồng tương ứng với 761.180 cổ phiếu. Trong đó, khối này mua vào 656.000 đơn vị với giá trị 60,6 tỷ đồng. Ngược lại bán ra 1,4 triệu cổ phiếu với giá trị 75,7 tỷ đồng.
Chiều mua, cổ phiếu MCH của Masan Consumer được khối ngoại mua 17,8 tỷ đồng, tương ứng với 88.230 đơn vị. Kết phiên, thị giá MCH tăng 2.500 đồng lên 205.000 đồng/cp. Tuy đang giao dịch trên sàn UpCOM nhưng vốn hóa hiện tại đủ giúp Masan Consumer bước chân vào top những doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có vốn hóa hóa lớn nhất với 147.088 tỷ đồng – vượt qua Công ty CP Sữa Việt Nam (VNM). Bên cạnh thông tin chưa rõ ràng về kế hoạch chào bán vốn, tăng trưởng của Masan Consumer nhưng vẫn đến từ sự phát triển triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc nhóm hàng tiêu dùng trong năm 2024. Mới đây, Chính phủ thông qua chính sách giảm 2% thuế tăng giá trị thuế (VAT), áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10% (còn lại 8%).
Được biết, MCH được ví như "gà đẻ vàng" cho mảng tiêu dùng của Masan. Năm 2023, MCH ghi nhận doanh thu 29,066 tỷ lệ (tăng 3,4% so với cùng kỳ) và thu lợi nhuận kinh doanh 6,521 tỷ lệ (tăng 18,5% so với cùng kỳ).
Quay lại với diễn biến khối ngoại, khối này còn chi 13,7 tỷ đồng gom mua QNS. Ngược chiều, khối ngoại bán VEA với giá trị gần 30 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại FOC, ACV,...
Chứng khoán phiên sáng 4/6: Nhóm thép khởi sắc, VN-Index áp sát mốc 1.290 điểm Chứng khoán phiên sáng 4/6, thị trường tiếp tục bùng nổ. Nhóm cổ phiếu thép trở lại với ba cái tên đại diện HPG, HSG, ... |
Thép xanh gánh thị trường Phiên giao dịch ngày 4/6, dòng tiền tỏ ra ưu ái cổ phiếu thép khi đổ bộ tương đối mạnh, nhất là tại các mã ... |
Chứng khoán phiên chiều 4/6: Chững lại trước mốc cản lớn Thị trường chứng khoán hôm nay giữ được sắc xanh có phần nhờ "quán tính" từ phiên tăng mạnh hôm trước, cổ phiếu thép là ... |
Anh Vũ