Khối ngoại xả ròng tuần thứ tư liên tiếp, áp lực bán sẽ còn dâng cao?

23/04/2023 - 17:27
(Bankviet.com) Đánh giá về động thái bán ròng liên tiếp của khối ngoại, Chứng khoán SSI cho rằng, áp lực chốt lời hoặc tái cơ cấu danh mục đầu tư từ nhóm quỹ chủ động sẽ cao hơn trong thời gian tới sau 6 tháng vào ròng liên tục.

Khối ngoại tiếp tục có thêm tuần bán ròng

Tuần giao dịch từ ngày 17 đến 21/4), mốc 1.050 đã giúp VN-Index có diễn biến cân bằng trong 3 phiên đầu tuần, tuy nhiên sau khi thủng mốc này vào phiên ngày 19/4 diễn biến ngắn hạn của thị trường đã xấu đi nhanh chóng. Nỗ lực kiểm định môc 1.050 tỏ ra yếu ớt trong phiên ngày 20/4 và ngay sau đó VN-Index đã giảm mạnh hơn trong phiên cuối tuần (21/4) khi bên bán tỏ ra mất kiên nhẫn. Chốt tuần, VN-Index rơi về mức 1.042,91 để mất 9,98 điểm, tương đương 0,95% so với tuần trước và có tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp.

Tuần qua, giao dịch khối ngoại cũng không mấy tích cực khi ghi nhận bán ròng 301 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại cho thấy trạng thái giằng co khi mua ròng nhẹ 55 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh luỹ kế 5 phiên, tuy nhiên bán ròng đột biến 356 tỷ đồng thoả thuận. Đây là tuần thứ 4 liên tiếp khối ngoại bán ròng khớp lệnh trên thị trường.

Khối ngoại xả ròng tuần thứ tư liên tiếp, áp lực bán sẽ còn dâng cao?
Hai cổ phiếu ngân hàngMSBSTB bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tuần này

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, hai cổ phiếu ngân hàng là MSB và STB bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tuần này, tuy nhiên bán ròng MSB trên kênh thoả thuận trong khi tập trung bán ròng khớp lệnh STB. Bên cạnh đó, VNM cũng bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Ngược lại, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu thép HPG với giá trị đột biến hơn 250 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom ròng loạt cổ phiếu VPB, VHM, PNJ, FRT,...

Trên sàn HoSE, khối ngoại ghi nhận bán ròng 319 V tỷ đồng trong tuần qua. Cụ thể nhà đầu tư ngoại gia o dịch tương đối cân bằng trên kênh khớp lệnh với việc mua ròng nhẹ 34 tỷ , tuy nhiên bán ròng 353 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.

Tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng tiếp tục ghi nhận tại mã ngân hàng MSB, giá trị tuần này đột biến bán ròng 406 tỷ đồng, chủ yếu là bán thoả thuận. Động thái này diễn ra trong tuần cơ cấu của các ETF nội và ngày trước thềm ĐHĐCĐ MSB với nhiều tờ trình quan trọng.

Ngoài ra, áp lực bán ròng ghi nhận tại VNM với giá trị 101 tỷ đồng. Cổ phiếu BMP và SHB cũng bị bán ròng lần lượt 59 tỷ và 39 tỷ sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.

Trong khi đó tại chiều mua, khối ngoại tỏ ra ưa thích cổ phiếu HPG, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng đạt 258 tỷ đồng, toàn bộ là mua ròng khớp lệnh. Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại VPB với 96 tỷ đồng và VHM với 61 tỷ đồng. Danh sách cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua tại sàn HoSE còn có PNJ (58 tỷ đồng), FRT (39 tỷ đồng),...

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục có tuần mua ròng 11 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh.

Ở chiều mua vào, khối ngoại mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu IDC với giá trị khoảng 10 tỷ đồng. PVS và CEO cũng lần lượt được mua ròng lần lượt 9 tỷ và 3 tỷ. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có TNG, IDJ, APS, TC6,...

Giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại MBS với 12 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có NVB, BVS, TVC, NRC,...

Trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này mua ròng nhẹ 6 tỷ đồng, chủ yếu mua ròng khớp lệnh 10 tỷ trong khi bán ròng 4 tỷ đồng thoả thuậ n.

Cụ thể, cổ phiếu LTG tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 9 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến BSR và MCH với giá trị lần lượt đạt 5 tỷ và 3 tỷ đồng.

Tại phía bán ra, cổ phiếu VTP dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 6 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có MML và QNS với giá trị lần lượt là 4 tỷ và 3 tỷ đồng.

Nhà đầu tư không nên quá bi quan

Đánh giá về động thái bán ròng liên tiếp của khối ngoại, Chứng khoán SSI cho rằng, áp lực chốt lời hoặc tái cơ cấu danh mục đầu tư từ nhóm quỹ chủ động sẽ cao hơn trong thời gian tới sau 6 tháng vào ròng liên tục.

Dù vậy, dưới góc nhìn tích cực, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc khối phân tích khách hàng cá nhân, Chứng khoán Yuanta cho rằng, dòng vốn ETF nói riêng và dòng vốn ngoại nói chung sẽ lại vào mạnh trong 6 tháng cuối năm 2023.

Ông Minh chỉ rõ, đối với quỹ chủ động: Các quỹ truyền thống được vận hành bằng con người thì quý 2 là thời điểm cấu trúc xong danh mục, giảm tỷ trọng cổ phiếu bất động sản xuống, qua giai đoạn này các quỹ chủ động dôi dư tiền mặt tốt hơn và giải ngân mua ròng trở lại.

Còn với quỹ bị động: Khả năng cao 6 tháng cuối năm các ETF huy động tốt dựa trên kỳ vọng cao thị trường tăng cuối năm, lúc đó quỹ ETF dễ huy động ròng hơn so với bây giờ. Giai đoạn tháng 11/2022 - tháng 1/2023 ETF huy động ròng là do thị trường các nước khác tăng tốt, thị trường Việt Nam giảm và đi ngang nên định giá hấp dẫn dễ hút ròng.

“Hiện tại, chứng khoán Việt Nam tăng lại, giá chứng chỉ quỹ tăng và tỷ lệ Premium không còn hấp dẫn để mua nữa. Tuy nhiên, các ETF sau thời điểm tháng 6 họ sẽ quay lại mua ròng”, ông Minh nhấn mạnh.

Mặt khác, trong báo cáo mới đây của Dragon Capital, việc Moody’s nâng hạng 8 ngân hàng cho thấy sức khỏe của đa số các ngân hàng Việt Nam vẫn đang được cải thiện trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Điển hình như việc Sumitomo Mitsui Banking Corp (SMBC) đã mua 15% cổ phần của VPBank (VPB) với mức định giá gần gấp đôi so với giá trị thị trường.

Trong khi đó, FTSE Russell cũng lên tiếng về khả năng xếp loại lại thị trường của Việt Nam, thông báo rằng họ có thể xem xét lại việc giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai hệ thống giao dịch KRX mới. Một tin đáng khích lệ là quá trình thử nghiệm ban đầu của hệ thống đã bắt đầu vào tháng 3, với việc UBCKNN quyết tâm triển khai hệ thống trong năm nay.

Tuy nhiên, giới phân tích vẫn lưu ý, tốc độ gia tăng lạm phát, diễn biến lãi suất trong nước trước kỳ họp đầu tháng 5 của Fed, khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế và dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài vẫn là những yếu tố cần quan sát trong các tháng tới.

Nhận định chứng khoán tuần 24-28/4/2023: Rủi ro điều chỉnh về vùng 1.020 - 1.030 điểm

VN-Index tiếp tục ghi nhận tuần rung lắc điều chỉnh với sự sụt giảm về thanh khoản so với trung bình 10 phiên. Theo nhận ...

Nguyên nhân cổ phiếu ngân hàng liên tục bị "đè" bán

Cổ phiếu ngân hàng trong các phiên giao dịch gần đây liên tục bị bán mạnh bất chấp những dự báo cũng như con số ...

Thị trường chứng khoán khó có cơ hội bứt phá nhưng ít có khả năng giảm sâu trong tuần tới

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang giao dịch khá trầm lắng với thanh khoản sụt giảm mạnh, trong khi kỳ nghỉ lễ 30/4 ...

Thanh Tùng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán