Cụ thể, ông Trần Sỹ Tiến đã đăng ký bán ra toàn bộ hơn 1,1 triệu cổ phiếu SHS nắm giữ (tương ứng tỷ lệ 0,14%). Thời gian giao dịch dự kiến diễn ra từ 10/11 - 10/12/2023. Lý do bán ra vì đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.
Động thái bán ra cổ phần của ông Trần Sỹ Tiến ghi nhận trong bối cảnh giá cổ phiếu SHS phục hồi tích cực sau giai đoạn giảm sâu hồi cuối tháng 10. Chỉ trong chưa đầy 2 tuần giao dịch, giá cổ phiếu SHS đã tăng 24% lên mức 16.000 đồng/cp. Tạm tính theo thị giá hiện tại, ước tính ông Trần Sỹ Tiến có thể thu về gần 18 tỷ đồng sau khi bán sạch cổ phiếu SHS.
Trước đó, giai đoạn tháng 8 – đầu tháng 10/2023, một số lãnh đạo SHS cũng đã có động thái thoái bớt vốn. Cụ thể, bà Doãn Thị Như Quỳnh – Phó Chánh Văn phòng HĐQT đăng ký bán 58.750 cổ phiếu SHS; bà Phạm Thị Bích Hồng – Trưởng Ban kiểm soát đăng ký bán 355.299 cổ phiếu SHS. Các giao dịch này dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 7/9 - 7/10/2023, thông qua phương thức khớp lệnh trên sàn và thoả thuận.
Trước đó, ông Nguyễn Chí Thành, Phó tổng giám đốc Chứng khoán SHS cũng đã hoàn tất bán ra hơn 1 triệu cổ phiếu SHS đang nắm giữ trong giai đoạn từ ngày 7–24/8/2023; qua đó giảm sở hữu từ 0,14% xuống còn 0% vốn cổ phần Chứng khoán SHS.
Về kết quả kinh doanh, SHS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 484 tỷ đồng trong quý 3/2023 vừa qua, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ các mảng hoạt động chính là tự doanh, môi giới và cho vay đều khởi sắc. Sau khi trừ chi phí, SHS lãi trước thuế 246,7 tỷ đồng trong quý 3, tăng 131% so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của công ty chứng khoán này đạt hơn 471 tỷ đồng, tăng 2.200% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng mới thực hiện 43% kế hoạch lợi nhuận cả năm đề ra.
Vào thời điểm cuối tháng 9, khoản FVTPL có giá trị 3.589 tỷ đồng, giảm 4% so với cuối quý 2. SHS nằm trong số vài công ty chứng khoán nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu trên 50% trong danh mục tự doanh. Cụ thể, giá trị cổ phiếu đầu tư tại cuối tháng 9 đạt 2.575 tỷ đồng (tỷ trọng 72%). FVTPL còn bao gồm 1.002 tỷ đồng trái phiếu và 12,5 tỷ đồng chứng chỉ quỹ. Ngoài ra, SHS sở hữu 687 tỷ đồng cổ phiếu trong khoản tài sản tài chính sẵng sàng để bán (AFS), giảm 3% so với cuối quý 2.
Danh mục cổ phiếu (cả trong FVTPL và AFS) đang bao gồm cổ phiếu EIB (333 tỷ đồng), cổ phiếu MWG (198 tỷ đồng), cổ phiếu FRT 209 tỷ đồng), cổ phiếu SHB (687 tỷ đồng), cổ phiếu TCD (92 tỷ đồng) và các mã khác. So với giá gốc, Chứng khoán SHS đang ghi lãi với các khoản đầu tư EIB, MWG, FRT trong FVTPL. Tại AFS, khoản đầu tư cổ phiếu SHB đang lãi gấp đôi, ngược lại cổ phiếu TCD lỗ 54%. Mặt khác, giá trị cho vay ký quỹ (margin) tại ngày 30/9 Công ty là 3.681 tỷ đồng, đi ngang sau 3 tháng.
Giao dịch khối ngoại tuần 30/10-3/11: Thanh khoản sôi động, SHS chiếm gần 50% giá trị, MWG thoát cảnh "hở room ngoại" Khối ngoại tiếp diễn giao dịch sôi động các cổ phiếu bluechip trong tuần từ 30/10-3/11. Đặc biệt, khối ngoại trở lại mua ròng 615 ... |
Đồng USD "rớt giá", khối ngoại mạnh tay "gom hàng" kỷ lục 10 phiên Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần, khối ngoại mạnh mua ròng trên toàn thị trường với tổng giá trị đạt 540,75 tỷ đồng, tập ... |
Khối ngoại quay xe bán ròng, MWG trở lại "hở room" nặng Đóng cửa phiên giao dịch thứ Ba(7/11), khối ngoại "quay xe" bán ròng trên toàn thị trường với tổng giá trị đạt 216,25 tỷ đồng, ... |
Khánh Vân