Về câu chuyện danh nghiệp, DSC cho rằng, nguồn cung giàn khoan tại khu vực Đông Nam Á vẫn tiếp tục khan hiếm khi hầu hết các giàn khoan đã được điều động sang khu vực Trung Đông, trong khi nhu cầu tại khu vực vẫn chưa hạ nhiệt. Theo đó, giá cho thuê các giàn khoan tại Đông Nam Á đang ở mức 146.000 USD/ngày và hiệu suất hoạt động lên tới 97%.
PVD cũng dự định mua lại giàn khoan tự nâng đã qua sử dụng trị giá 90 triệu USD |
Đồng thời, PVD cho biết hiện chỉ có 7 giàn khoan đang được xây dựng trong khu vực, trong đó 4 giàn chỉ phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc. Tình hình này sẽ hỗ trợ giá cho thuê giàn khoan tự nâng ở mức cao và đem lại nhiều cơ hội hoạt động cho các giàn khoan của công ty, cũng như bổ trợ cho hoạt động kinh doanh cao điểm sắp tới.
PVD cũng dự định mua lại giàn khoan tự nâng đã qua sử dụng trị giá 90 triệu USD. Mục đích của việc đầu tư nhằm mở rộng công suất hoạt động kinh doanh, đồng thời đáp ứng kịp thời cho việc phát triển dự án Lô B.
Tuy nhiên, tiến độ hiện đang chậm hơn so với kế hoạch do (1) Dự án chưa được PVN phê duyệt và (2) Công ty cũng muốn tìm thêm các giàn khoan tự nâng khác với chi phí đầu tư tốt hơn cũng như hiệu quả hoạt động cao hơn.
Về bức tranh tài chính, lợi nhuận PVD sụt giảm do ảnh hưởng của công ty liên kết Q2/2024, doanh thu của PVD tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 2.254 tỷ VND (+60% YoY) và phù hợp với kịch bản tăng trưởng của DSC. Động lực tới từ giá cho thuê các giàn khoan cao hơn 25% so với cùng kỳ cùng sự đóng góp của giàn khoan cho thuê Hakuryu-11.
Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế trên báo cáo giảm 18% YoY do (1) Ảnhhưởng từ lỗ chênh lệch tỷ giá tăng 179% YoY; (2) Công ty ghi nhận khoản lỗ 4,8 tỷ từ công ty liên kết trong khi cùng kỳ lãi 19 tỷ; (3) Không ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường từ tiền phạt kết thúc hợp đồng trong khi năm ngoái ghi nhận 70 tỷ VND.
Ảnh hưởng từ lỗ tỷ giá
Trong Q2/2024, PVD tiếp tục ghi nhận lỗ ròng 94 tỷ khoản lợi nhuận tài chính. Tính chung 2 quý đầu năm công ty lỗ 190 tỷ (+54% YoY). Theo đó, từ tháng 4/2024, tỷ giá USD/VND vượt và neo trên mức 25.000 VND/ngày, chủ yếu do (1) chênh lệch lãi suất giữa NHTW Việt Nam và FED và (2) nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu tăng mạnh. Điều này gây sức ép lớn lên khoản mục chi phí tài chính của PVD khi dự nợ vay của công ty chủ yếu tới từ nguồn vay ngoại tệ.
DSC kỳ vọng áp lực tỷ giá hạ nhiệt đáng kể sau khi FED được cho là sẽ bắt đầu đảo ngược chính sách tiền tệ trong cuộc họp tháng 9, với số lần cắt giảm khả năng lên tới 3 - 4 lần trong năm nay.
Tuy nhiên trước mắt DSC cho rằng ảnh hưởng từ tỷ giá vẫn sẽ phản ánh vào KQKD Q3 của công ty. Hiện tại tỷ giá USD/VND đang cao hơn 3,62% so với đầu năm và 6,1% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, công ty hoàn thành lần lượt 65% kế hoạch doanh thu và 73% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên tình hình KQKD của Q2/2024 của PVD thấp hơn so với kỳ vọng của chúng tôi khi công ty chỉ hoàn thành 63% mức doanh thu và 29% mức lợi nhuận dự phóng, chủ yếu do ảnh hưởng của chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá trong KQKD quý 2.
Vì vậy, DSC điều chỉnh giảm nhẹ định giá của PVD từ 37.700 VND xuống 37.000 VND/cổ phiếu do nhận thấy áp lực lỗ tỷ giá khả năng cao sẽ tiếp tục phản ảnh vào kết quả kinh doanh Q3, làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.
Dù vậy, công ty chứng khoán này vẫn giữ quan điểm MUA đối với cổ phiếu PVD do cổ phiếu đã chiết khấu về vùng giá hấp dẫn. Đồng thời động lực tăng trưởng vẫn còn mạnh mẽ.
VDSC chỉ điểm những nhóm ngành "dẫn sóng" thị trường chứng khoán cuối năm Lựa chọn cho nửa cuối năm, VDSC khuyến nghị lựa chọn cổ phiếu của những doanh nghiệp duy trì được xu hướng phục hồi/tăng trưởng ... |
VinaCapital gửi "tâm thư" tới các nhà đầu tư: Đây là thời điểm tốt để mua vào VinaCapital khuyến nghị các nhà đầu tư nên mua vào, vì đây là thời cơ tốt về dài hạn khi định giá rẻ, triển vọng ... |
Chứng khoán DSC vừa nâng giá mục tiêu và ra khuyến nghị MUA, cổ phiếu TCH bất ngờ có biến Trong một ngày mà Chứng khoán DSC ra báo cáo phân tích và khuyến nghị với TCH, cổ phiếu này bất ngờ có biến. |
Linh Đan