Theo đó, ACB dự kiến trình kế hoạch kinh doanh 2023 với tổng tài sản đạt 668.788 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Tiền gửi mục tiêu đạt 495.411 tỷ đồng (bao gồm giấy tờ có giá) và dư nợ cho vay đạt 453.836 tỷ đồng, tăng lần lượt 8,1% và 9,7%. Mức tăng hạn mức tín dụng thực tế sẽ được điều chỉnh khi được NHNN cấp bổ sung. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Trong đó, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 20.058 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2022.
Cuối năm 2022, tổng tài sản của ACB đạt 606.960 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2021 |
Dựa trên kế hoạch kinh doanh năm 2023, ACB dự trình chia cổ tức 2023 với tỷ lệ 25% (15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt) - phương án chia cổ tức này giống hệt với kế hoạch 2022.
Về phân phối lợi nhuận 2022, ACB dự kiến chia cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ 25% (15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt). Cụ thể, ACB dự kiến phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu để chia cổ tức 2022 với tỷ lệ 15%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 15 cổ phiếu mới. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III/2023. Nếu hoàn tất kế hoạch phát hành trên, vốn điều lệ của ACB dự kiến tăng từ 33.774 tỷ đồng lên 38.840 tỷ đồng.
Dựa trên kế hoạch kinh doanh năm 2023, ACB dự trình chia cổ tức 2023 với tỷ lệ 25% (15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt).
Về kết quả kinh doanh của ACB năm 2022, lợi nhuận trước thuế năm đạt 17.021 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2021 và vượt kế hoạch cả năm (15.000 tỷ đồng).
Nhiều mảng kinh doanh của ACB có tăng trưởng khả quan trong năm 2022. Với danh mục cho vay tập trung vào bán lẻ (cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ), thu nhập lãi thuần của ACB tăng 24% trong năm qua, đạt 23.106 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng trưởng khả quan (tăng 31,7%), đạt 3.258 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 20%, đạt 1.047 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh khác (chủ yếu từ thu hồi xử lý rủi ro) tăng tới 309%, đạt 864 tỷ đồng.
Hoạt động mua bán chứng khoán lại kém khả quan hơn. Trong đó, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh bị lỗ 48 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư có lãi 20 tỷ đồng, giảm 91,6% so với cùng kỳ.
Tổng thu nhập hoạt động của ACB năm 2022 đạt 28.357 tỷ đồng, tăng 25,7% so với năm 2021. Chi phí hoạt động cũng tăng 42,8% lên 11.262 tỷ đồng. Trong đó, chi phí cho nhân viên tăng 20% lên 5.821 tỷ, chi cho hoạt động quản lý công vụ tăng tới 91% lên 3.226 tỷ đồng. Như vậy, CIR (tỷ lệ chi phí/thu nhập hoạt động) tăng từ 35% lên 39,7%. Lãnh đạo ACB cho biết, chi phí tăng là do ngân hàng tiếp tục đầu tư mạnh về chuyển đổi số, công nghệ và con người.
Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB trong năm 2022 chỉ ở mức 73 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 3.320 tỷ đồng của năm 2021. Đây cũng là nguyên nhân chính giúp ACB ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 50%.
Cuối năm 2022, tổng tài sản của ACB đạt 606.960 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2021. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 15,2% lên 410.153 tỷ đồng, ngân hàng tiếp tục không nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp. Tiền gửi khách hàng tăng 9,3% lên 415.754 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 22,2%.
Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu ACB ở mức thấp 0,74%, giảm so với 0,78% cuối năm 2021 và là năm thứ 7 liên tiếp ở mức dưới 1%. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 155%.
Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch sáng ngày 28/3, giá cổ phiếu ACB đang giao dịch ở mức 24.650 đồng/ cổ phiếu.
Người thân "Sếp phó" Ngân hàng ACB không mua hết cổ phiếu đã đăng ký Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), bà Nguyễn Thị Hải Tâm, em gái ông Nguyễn Khắc Nguyện - Phó ... |
Ngân hàng ACB chốt quyền quyền tham dự họp ĐHCĐ thường niên 2023 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông báo lịch tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023. Theo đó, Đại hội năm nay của ACB được ... |
Dự phóng lợi nhuận tăng trưởng, định giá nào cho cổ phiếu ACB? Trong báo cáo mới đây, Công ty chứng khoán Bản Việt – VCSCnâng dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2023 của Ngân hàng Á ... |
Thiên Ân