Cụ thể, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm trong thời gian qua, sau khi lập đỉnh vào tháng 11/2022, lãi suất huy động vẫn đang trong quá trình “dò đáy”. Tuy vậy, theo thống kê từ báo cáo tài chính quý 3/2023 tại 28 ngân hàng công bố (ngoại trừ Agribank vẫn chưa công bố) cho thấy, tổng lượng tiền gửi của khách hàng vẫn tăng 11,5% so với thời điểm hồi cuối năm 2022, đạt hơn 9,3 triệu tỷ đồng.
Hình minh họa. |
Theo dữ liệu thống kê, ngoại trừ TPBank, tất cả các ngân hàng còn lại đều ghi nhận số dư tiền gửi tăng lên sau 9 tháng. Trong đó, nắm giữ 3 vị trí đầu tiên về lượng tiền gửi thuộc về cả 3 “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước, theo thứ tự từ cao đến thấp lần lượt là BIDV, Vietcombank và Vietinbank.
Cụ thể, đứng đầu danh sách tiền gửi thuộc về BIDV với hơn 1,58 triệu tỷ tiền gửi khách hàng, tăng 7,5% so với thời điểm hồi đầu năm. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn hiện đang chiếm tỷ trọng khoảng 84% lượng tiền gửi tại nhà băng và đóng góp gần 59.200 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ hai là Vietcombank với số dư tiền gửi là 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ với quy mô tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt gần 400.000 tỷ đồng vào thời điểm cuối quý 3, tỷ lệ CASA cũng tăng lên hơn 29,5%.
Vị trí thứ ba thuộc về Vietinbank với mức tiền gửi tăng 5% lên 1,31 triệu tỷ đồng. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn đạt 1,048 triệu tỷ đồng, tăng 5%.
Ngoài ra, ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, Sacombank tiếp tục giữ vững phong độ về tiền gửi với vị trí thứ tư cùng số dư đạt gần 508.000 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cuối năm ngoái. Trong đó tăng chủ yếu tại tiền, vàng gửi có kỳ hạn lên 419.892 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, những ngân hàng khác góp mặt trong top 10 ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng cao nhất lần lượt là: MBBank, ACB, SHB, VPBank, Techcombank và HDBank.
Đáng chú ý, mặc dù xếp ở vị trí cuối cùng trong top 10 nhưng HDBank lại là ngân hàng có lượng tiền gửi tăng trưởng mạnh nhất với 58%, đạt 341.713 tỷ đồng. Với nhóm tiền gửi có kỳ hạn tăng 64% lên 317.134 tỷ đồng.
VPBank cũng tăng 39% lên 421.472 tỷ đồng sau 9 tháng năm 2023, dừng chân tại top 8 với tiền gửi không kỳ hạn tăng 37% lên 69.165 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn tăng 40% lên 350.078 tỷ đồng.
Ở cuối bảng xếp hạng, Saigonbank và PG Bank là 2 ngân hàng có lượng tiền gửi thấp nhất sau 9 tháng với 22.878 tỷ đồng và 34.093 tỷ đồng, tuy nhiên trước bối cảnh lãi suất huy động liên tục giảm mạnh, 2 nhà băng này vẫn tăng trưởng tiền gửi lần lượt 11,6% và 9% so với thời điểm hồi đầu năm.
Tăng trưởng tín dụng chậm, ngân hàng nào có khả năng “bứt phá” trong những tháng cuối năm Tăng trưởng tín dụng tiếp tục là một trong những vấn đề nan giải của ngành ngân hàng trong 8 tháng đầu năm 2023 khi ... |
Đâu là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hiện nay? Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chinh quý 3/2023. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ ... |
Mai Lan (T/H)