Ngân hàng Việt vẫn hấp dẫn nhà đầu tư ngoại Thị trường mua bán nợ tỷ USD hấp dẫn nhà đầu tư ngoại Vietcombank bán vốn cho nhà đầu tư ngoại: Hé lộ danh tính đối tác và mức giá chào bán |
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục biến động, việc theo dõi hoạt động của khối ngoại (nhà đầu tư ngoại) tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (Big4) luôn là điểm tựa quan trọng để các nhà đầu tư có thêm nhìn nhận chi tiết về tình hình cổ phiếu và thị trường.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, có hiệu lực đến ngày 19/8, khối ngoại đang sở hữu cổ phần tại ba ngân hàng Big4 cụ thể:
Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã: BID), nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ 17,22% trên tỷ lệ 30% cổ phần được sở hữu tối đa. So với tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại với mã BID của tuần trước ở mức 17,23%, thì tỷ lệ của tuần này đang giảm 0,01%.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank, mã: CTG), nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ 26,25% trên tỷ lệ 30% được sở hữu tối đa. Tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại với mã CTG tăng 0,09% so với mức 26,16% của tuần giao dịch trước đó.
Còn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB), nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ 23,28% trên tỷ lệ 30% được sở hữu tối đa. Như vậy, tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại với mã VCB giữ nguyên so với mức 23,28% của 1 tuần giao dịch trước đó.
Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam |
Theo quy định tại Nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, một tổ chức nước ngoài không được sở hữu quá 15%, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được sở hữu quá 20%, một nhà đầu tư nước ngoài và người liên quan không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 01/2014/NĐ-CP. Theo đó, trong trường hợp đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc, Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc tối đa có thể tăng lên 49%, theo quyết định của Thủ tướng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, thu hút dòng vốn ngoại được xem là giải pháp quan trọng, đã đề cập tại Quyết định 689/2022 phê duyệt đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” và kế hoạch hành động của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, Luật tổ chức tín dụng 2024 sửa đổi, quy định cổ đông sở hữu 1% vốn phải công bố thông tin, gim tỷ lệ sở hữu cổ phần cổ đông để hạn chế sở hữu chéo,... để nâng cao đạt sự an toàn của hệ thống. Ngành ngân hàng tích cực triển khai Basel II nâng cao và tiến tới Basel III. Một mặt thúc đẩy công bố thông tin, giúp đối tác và người gửi tiền có thể giám sát hệ thống ngân hàng thương mại.
Với những thông tin trên, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có cơ hội hợp tác đa dạng, để tham gia quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng tiến tới chuẩn mực cao và bền vững hơn.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua vào ngày 16/8, cổ phiếu của các ngân hàng trong nhóm Big4 đã có những biến động khác nhau. Cụ thể, cổ phiếu BID tăng 1,82% và đóng cửa ở mức 47.500 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu CTG tăng 2.04% và đóng cửa ở mức 32.500 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu VCB tăng 0,57% và đóng cửa ở mức 88.100 đồng/cổ phiếu.