Nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025 khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng

03/02/2025 - 19:25
(Bankviet.com) Năm 2025, chứng khoán Việt Nam đứng trước cơ hội nâng hạng lên thị trường mới nổi FTSE, mở ra cơ hội thu hút dòng vốn ngoại lên tới 6 tỷ USD. ACBS dự báo VN-Index có thể đạt 1.420 điểm nhờ đầu tư công, dòng vốn ETF và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro tỷ giá và thương mại Mỹ - Trung vẫn là yếu tố cần theo dõi.

Thời điểm bản lề với cơ hội nâng hạng thị trường

Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) vừa công bố báo cáo chiến lược năm 2025, đưa ra những nhận định quan trọng về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo ACBS, nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán bước vào năm 2025 trong bối cảnh môi trường vĩ mô toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, với nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro.

Năm 2025 đánh dấu giai đoạn bản lề quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi khả năng nâng hạng lên thị trường mới nổi của FTSE trở nên rõ ràng sau 7 năm nằm trong danh sách theo dõi (watch-list). Việc nâng hạng không chỉ mang đến cơ hội thu hút dòng vốn ngoại từ các quỹ ETF và quỹ chủ động, mà còn giúp cải thiện nền định giá của VN-Index, hỗ trợ đà tăng của các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Nhà đầu tư cần tránh gì trong năm 2025 để tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường chứng khoán?

ACBS dự phóng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết có thể tăng trưởng 15-16% trong năm 2025. Trong kịch bản cơ sở, VN-Index được kỳ vọng giao dịch trong vùng 1.240 - 1.420 điểm, với thanh khoản tăng 15% so với bình quân năm 2024.

ACBS cũng nhận diện ba chủ điểm đầu tư lớn trong năm 2025 gồm tác động từ thương chiến Mỹ - Trung, triển vọng nâng hạng thị trường và đà tăng tốc của đầu tư công.

Tác động từ nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump

Các chính sách của ông Trump có thể tạo ra rủi ro tỷ giá, tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán Việt Nam trong một số thời điểm nhất định. Tuy nhiên, ACBS cho rằng, ảnh hưởng này sẽ được trung hòa nhờ một số yếu tố, bao gồm việc Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu từ Mỹ để giảm thiểu căng thẳng thương mại.

Những tác động từ chính sách thuế và tỷ giá sẽ tạo ra sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Theo ACBS, các doanh nghiệp xuất khẩu như thủy sản, dệt may, gỗ, đá nhân tạo và thép có thể chịu tác động lớn nhất từ những thay đổi trong chính sách thuế của Mỹ.

Kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán

ACBS kỳ vọng FTSE có thể đưa Việt Nam vào danh sách thị trường mới nổi thứ cấp sớm nhất vào kỳ đánh giá tháng 9/2025. Nếu điều này xảy ra, các quỹ ETF sẽ bắt đầu mua vào cổ phiếu Việt Nam từ năm 2026.

Nhà đầu tư cần tránh gì trong năm 2025 để tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường chứng khoán?

Tuy nhiên, tỷ trọng của Việt Nam trong rổ thị trường mới nổi của FTSE dự kiến không quá lớn, khoảng 0,3 - 0,4%. Theo ước tính của ACBS, có khoảng 222 mã cổ phiếu đủ điều kiện vào danh mục của FTSE, trong đó top 20 cổ phiếu sẽ chiếm tới 60% tổng giá trị vốn hóa.

Dòng vốn ngoại từ các quỹ chỉ số như Vanguard FTSE Emerging Markets ETF dự kiến đạt 300 - 400 triệu USD, trong khi tổng vốn từ các quỹ chủ động và bị động có thể lên tới 5 - 6 tỷ USD.

Đầu tư công – động lực chính cho tăng trưởng

Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026 - 2030 đạt 7,5% - 8,5%/năm. Để đạt được mục tiêu này, đầu tư công sẽ là yếu tố then chốt.

Dự báo trong năm 2025, Chính phủ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó, các chính sách mới có hiệu lực sẽ tiếp tục hỗ trợ triển khai hàng loạt dự án hạ tầng quan trọng trong giai đoạn 2026 - 2030.

Nhóm ngành hưởng lợi lớn nhất từ làn sóng đầu tư công bao gồm thép, xi măng, nhựa đường, xây dựng hạ tầng, logistics, bất động sản dân dụng và khu công nghiệp.

Nhà đầu tư cần tránh gì trong năm 2025 để tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường chứng khoán?
Nguồn: ACBS tổng hợp

Triển vọng ngành ngân hàng và điện

Ngoài những nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp từ đầu tư công, ACBS cũng đánh giá tích cực triển vọng lợi nhuận của nhóm ngân hàng và điện trong năm 2025.

Ngành ngân hàng dự kiến tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhờ nền kinh tế phục hồi và chính sách tiền tệ ổn định. Trong khi đó, ngành điện hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao và các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.

Bước vào năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có những cơ hội lớn. Việc nâng hạng thị trường, chính sách đầu tư công và sự tăng trưởng ổn định của một số ngành trọng điểm sẽ là những động lực quan trọng giúp VN-Index duy trì xu hướng tích cực. Tuy nhiên, những biến động từ chính sách thương mại của Mỹ, rủi ro tỷ giá và sự phân hóa giữa các nhóm ngành đòi hỏi nhà đầu tư cần có chiến lược lựa chọn cổ phiếu hợp lý, tập trung vào những doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc và tiềm năng tăng trưởng dài hạn.

Thép Tiến Lên lỗ kỷ lục vì bán hàng dưới giá vốn, "mắc kẹt" ở cổ phiếu VND và DGC

Thép Tiến Lên báo lỗ kỷ lục 585,94 tỷ đồng trong năm 2024, xóa sạch lãi lũy kế và ghi nhận dòng tiền kinh doanh ...

Chứng khoán trở lại sau Tết Nguyên đán, mua cổ phiếu nào?

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chuyên gia dự báo nhóm ngân hàng, bất động sản và xuất khẩu sẽ dẫn dắt thị trường nhờ ...

Đầu tư chứng khoán năm 2025: 8 sai lầm quan trọng mà nhà đầu tư cần tránh

Nhà đầu tư chứng khoán năm 2025 cần tránh 8 sai lầm phổ biến như không chốt lãi kịp thời, không cắt lỗ sớm, mua ...

Đức Anh

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán