Ngành dầu khí 2024: Cơ hội đến từ các dự án thượng nguồn và điện khí LNG Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới Nhiệm vụ ngành dầu khí trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia |
Sản lượng dầu khí ở Mỹ cao kỷ lục
Theo EIA, sản lượng dầu và khí đốt của Mỹ đang tiếp tục tăng lên trong khi giá giảm từ các mức rất cao ghi nhận vào giữa năm 2022 sau khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, khiến lượng dầu và khí dự trữ tăng lên.
Tổng sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ đã tăng từ 376 triệu thùng tháng 12/2022 lên 413 triệu thùng vào tháng 12 năm ngoái tức 13,3 triệu thùng/ngày, tăng 1,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước đó. Tính chung cả năm 2023, sản lượng tăng từ 4,347 tỷ thùng năm 2022 lên 4,721 tỷ thùng, gấp đôi năm 2012.
Sản lượng ở Mỹ đã tăng nhanh hơn nhiều so với nhu cầu trong và ngoài nước khiến lượng dầu khí dự trữ tăng mạnh |
Trong khi giá dầu thô của Mỹ trung bình ở mức 72 USD/thùng trong tháng 12/2023, giảm từ mức cao gần đây là 121 USD/thùng vào tháng 6/2022.
Đối với khí đốt, sản lượng khí khô đã tăng lên mức cao kỷ lục theo mùa là 3.300 tỷ foot khối (bcf) trong tháng 12/2023, từ mức 3.107 bcf một năm trước đó. Tính chung cả năm nay, sản lượng khí đốt đã chạm mức cao kỷ lục 37.883 bcf, tăng từ mức 36,353 bcf vào năm 2022 và đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006.
Theo giới chuyên gia, sản lượng ở Mỹ đã tăng nhanh hơn nhiều so với nhu cầu trong và ngoài nước khiến lượng dầu khí dự trữ tăng mạnh, từ đó càng gây nhiều áp lực hơn lên giá dầu khí.
Đông Nam Á điểm đến hấp dẫn của các công ty năng lượng
Giới phân tích cho biết, những công ty năng lượng đang tăng cường các hoạt động thăm dò ở Đông Nam Á để tăng sản lượng khí đốt tự nhiên và đáp ứng tăng trưởng nhu cầu dài hạn, do những phát hiện gần đây và chính sách đầu tư được cải thiện.
Theo đó, Malaysia và Indonesia gần đây đã chứng kiến những phát hiện thành công ở thượng nguồn, bao gồm một phát hiện lớn của công ty năng lượng Mubadala Energy của Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tại mỏ South Andaman Block của Indonesia, sau nhiều năm thiếu đầu tư vào lĩnh vực này kể từ vụ sụp đổ giá dầu năm 2015.
Ông Stefano Raciti, Giám đốc công ty Mubadala Energy cho rằng, tăng trưởng kinh tế và dân số sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu khí đốt liên tục trong khu vực Đông Nam Á, dự kiến sẽ đạt đỉnh trước năm 2040. Đây là một cơ hội quan trọng để đầu tư vào khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Mubadala Energy cũng đang nỗ lực mở rộng sản lượng tại mỏ khí Pegaga ở Malaysia, nơi 2 công ty năng lượng lớn sẽ lần đầu tiên tham gia thông qua các thương vụ mua lại gần đây.
Tháng trước, công ty TotalEnergies của Pháp công bố mua 50% cổ phần của SapuraOMV có trụ sở tại Malaysia và Chevron đang mua lại Hess, công ty có tài sản ở Malaysia.
Trong khi công ty Pertamina của Indonesia và công ty Petronas của Malaysia đã mua lại 35% cổ phần của Shell trong mỏ khí đốt tự nhiên Masela do Inpex vận hành.
Indonesia cũng có kế hoạch cung cấp thêm các lô dầu khí ở lưu vực Bắc Sumatra trong năm nay sau phát hiện lớn của Mubadala Energy tại mỏ South Andaman Block, đồng thời có thể xem xét lại chế độ tài chính để thu hút đầu tư vào các nguồn tài nguyên độc đáo.
Thanh Bình